kiểm tra, trong đó có một câu hỏi: Ai là tác giả của tác phẩm “Bài học
đường đời đầu tiên”? Anh đã lĩnh điểm một cho câu trả lời: tác giả
của tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” chính là người đã viết ra
tác phẩm này. Cô giáo phê: “một điểm cho khả năng đối phó”.
Vi ôm bụng cười: “Anh cũng nhanh trí gớm!”.
- Còn đây mới là câu chuyện làm cho anh nổi tiếng toàn trường.
Thầy giáo ra đề: “Năm 1990, mạng lưới điện 500kv đã được triển
khai thành công trong cả nước. Đúng hay sai?”. Không nhớ câu trả lời
chính xác, anh đã chọn đại đáp án “Sai”, còn cẩn thận giải thích thêm:
“Không thể triển khai mạng lưới điện trong cả nước vì nước là môi
trường dẫn điện, rất nguy hiểm”. Thầy giáo cho điểm không, kèm
theo lời phê: “Đáp án em đã chọn là đúng nếu như không có lời giải
thích. Không điểm vì đã tỏ ra thông minh không đúng chỗ”.
- Ha ha ha… - Vi cười đến chảy nước mắt - Anh nói đùa hay thật
đấy?
- Chuyện có thật mà, hồi nhỏ nhiều lúc anh cũng liều mạng
lắm - Anh cười thoải mái - Sau này vào đại học, anh có ông thầy
giáo dạy kinh tế cũng rất thích đùa. Ông thường bắt đầu bài
giảng bằng cách kể một câu chuyện cười. Chẳng hạn, một hôm thầy
bước vào lớp và bảo: Hôm nọ tôi đi xem đá bóng, tình cờ ngồi cạnh
một cặp tình nhân trẻ. Tuy không chủ ý nghe, nhưng vì tôi ngồi sát
ngay cạnh cô gái nên câu chuyện của họ bất đắc dĩ lọt vào tai tôi. Cô
gái chắc là lần đầu tiên đi xem bóng đá. Cậu người yêu phải giải
thích sơ qua cho cô đội hình của hai bên. Thế rồi cô chỉ vào một
ông to béo đang đứng khoanh tay bên lề sân cỏ hỏi: “Ông kia cũng là
một thành viên của đội bóng à?”. “Phải, ông ấy là huấn luyện viên
ngoại đấy. Nghe nói đội tuyển quốc gia phải trả những ba trăm
ngàn đô một năm mới mời được ông ấy về!” - Chàng trai giải thích.
Cô gái nhăn mày thắc mắc: “Nhưng có thấy ông ấy làm gì đâu