của người Việt Nam: “Trong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông
quan”. Thật đã đã hiểu rõ tâm lý, xu hướng của mình. Vì thế mà những tổ
chức cách mạng dù kín đáo đến đâu cũng bị vỡ lở, các cơ cấu hành chính từ
thôn xã đến tỉnh đều có tay sai của Pháp lọt vào. Đối với những nhà trí thức
có óc cách mạng, người Pháp đưa ra những phần tử đối lập như: Phan Văn
Trị với Tôn Thọ Tường, Nguyễn Thân với Phan Đình Phùng, Lê Hoan,
Hoàng Cao Khải với Đề Thám. Chính sách “dĩ Việt trị Việt” quả đã có một
hiệu quả lớn lao ở mảnh đất thuộc địa này.
Cho nên, những sự thất bại bất ngờ và sâu cay của đảng phái ái quốc
không phải là một sự trạng lạ lùng khó hiểu. Một phần vì thái độ hoài nghi
của dân chúng, một phần vì bọn tay sai của Pháp, hai yếu tố này đã gián
tiếp hay trực tiếp cấu thành nền Bảo Hộ của Pháp đã kéo dài non một thế
kỷ.
Cuộc cách mạng của Trịnh Văn Cấn đột khởi trong một trường hợp bất
ngờ, không được chuẩn bị chu đáo, và do đó, không được ăn sâu vào quần
chúng. Sự tuyên truyền rời rạc, quân đội ô hợp, các lãnh tụ không có tư
tưởng thống nhất không biết tùy theo biến chuyển của thời gian mà xử sự.
Cái mầm mống thất bại đã bắt rễ ngay từ khi nền tảng cách mạng mới được
xây đắp. Nhưng dù sao trong quá trình tranh đấu của dân tộc Việt Nam, Đội
Cấn đã ghi được một thành tích đáng kể và sau này khi ta giở lại trang sử
cũ cũng không thể không cảm thông với nhà chiến sĩ đáng kính đó đã biết
dùng giọt máu để rửa hận cho non sông.