Trên trang tiếp theo là một bài thơ:
“Nó cuốn lại rồi bung ra,
Để lại dấu vết của nó trên đường.
Nhưng theo hướng nào? Đó là điều khó lường,
Mà con rắn gieo vài đám quần chúng chúng ta”.
Landau đứng dậy, giận dữ bước tới cửa sổ trông ra một cái sân đầy rác chưa
được thu dọn.
“Harry, đúng là thơ của một thi sĩ gàn dở. Đó là những gì mà tôi có thể
đánh giá. Một loại người nghiền ma túy mà tưởng mình là trí thức tài ba.
Và con bé ngây thơ kia đã buôn mình vào vòng tay hắn”.
Cũng may cho con bé kia, vì trong phòng không có cuốn niên giám điện
thoại của thành phố Matxcơva, nếu không, Landau đã gọi để cho nó biết
cảm nghĩ của anh ta.
Giận dữ, Landau bỏ quyển sổ tay thứ nhất xuống, cầm quyển thứ hai lên,
anh ta thấm nước bọt và lật hết trang này đến trang khác một cách khinh
khỉnh. Cuối cùng anh ta để ý đến các đồ họa. Đột nhiên, xung quanh là
bóng tối hoàn toàn, như có một màn bạc trống trơn ngay ở đoạn giữa của
cuốn phim. Anh ta tự nguyền rủa mình là một gã Slave hung hăng, nông
nổi thay vì là một người Anh điềm tĩnh và phớt ăng-lê. Rồi anh ta ngồi
xuống giường một cách thận trọng.
Nếu Landau khinh khi những gì mà anh ta thường cho là văn chương, trái
lại anh rất quan tâm đến các đề tài kỹ thuật. Ngay cả khi anh ta không hiểu
những gì anh ta đọc, anh ta vẫn đọc một cách thích thú một đề tài toán học
trong suốt một ngày. Và anh ta hiểu, ngay khi mới nhìn qua, rằng những gì
mở ra trước mắt có một giá trị lớn. Đây không phải là những đồ họa vẽ với
những thước kẻ, nhưng các bức vẽ phác ấy gạch bằng tay, không dùng dụng
cụ, lại càng thêm giá trị. Những đường tiếp tuyến, những parabol, những
hình nón và ở giữa những hình ấy là những điều mô tả chi tiết như của các
kiến trúc sư hay kỹ sư. Những từ như “điểm ngắm”, “khối lượng nguy
kịch”, “sai số nhất định”, “trọng lực”, và “quỹ đạo”, một phần bằng tiếng
Anh, một phần bằng tiếng Nga, Harry ạ.
Tuy nhiên, khi Landau so sánh nét chữ đẹp của quyển sổ tay thứ hai với nét