thôi, Paddy đã khẳng định như thế. Họ sẽ đi nhậu nhẹt để mừng cuối tuần
sau ba ngày hội họp để báo cáo thành tích mà họ đã đạt được trong các lãnh
vực mà họ nghiên cứu. Người ta sẽ đãi họ một bữa tiệc trưa linh đình,
nhưng sẽ để cho họ có thì giờ đi chơi đâu tùy thích. Đó là một dịp để cho
người bạn của ông đến chỗ hẹn mà không bị ai theo dõi.
Goethe đã không đến được. Nhưng còn hai nơi nữa.
Barley đứng lên, xoa bóp lưng và chọn phương án đi tham quan khu văn
hóa Leningrad để giết thì giờ.
“Hãy nhìn chung quanh mình. Hãy làm ra vẻ ngớ ngẩn của một người đi du
lịch”. Barley nhủ thầm.
Sau lưng ông là nhà thờ Đứa bà Kazan, và trước mặt ông là Nhà sách thành
phố. Là một nhà xuất bản, Barley chần chừ ở đó một lát, xem sách trưng
bày trong các tủ, các kệ. Nhưng ông không ở đó lâu, sợ có nhân viên nào
trong đó nhận ra mình. Theo đường Géliabova, ông đi tới một trong những
cửa hàng cao to đồ sộ của Leningrad. Trong các tủ kính, người ta trưng bày
những quần áo thời trang nước Anh trong thời kỳ chiến tranh và những
chiếc mũ lông thú trái mùa.
“Đừng ở đây, Goethe. Đừng ở đây. Ở đây làm sao chúng ta nói chuyện một
cách kín đáo được. Đừng ở đây, Goethe”, Barley nhủ thầm.
Paddy đã có giải thích: Nếu ông ta chọn cửa hàng áo quần thời trang, tức là
ông ta muốn gặp ông một cách rất công khai. Ông ta sẽ huơ tay và la to
“Scott Blair! Thật là bất ngờ!”
Trong mười phút tiếp theo, Barley không nghĩ ngợi gì nữa. Ông liếc mắt
đưa tình với các cô gái, và vào cái ngày mùa hạ ấy ở Leningrad, các cô
cũng liếc mắt đưa tình đáp trả lại.
Mười phút đã trôi qua, nhưng ông đợi thêm năm phút nữa. Sau đó mới theo
đường Nevski đi tới phía cầu Anitchkov, tìm chiếc trôlâybuyt(1) số bảy, để
đi đến chỗ hẹn thứ ba.
Hai thanh niên mặc đồ jean đứng trước Barley trong chuỗi người xếp hàng
đợi xe và đứng phía sau ông là ba bà già. Xe trôlâybuýt đến, hai thanh niên
bước lên xe, cãi cọ om sòm, Barley lên theo sau.
Người ta lắc chuông để báo trôlâybuýt đã ngừng. Barley xuống xe, đi vào