rút ra từ túi áo. Hai tay run run, ông cởi áo vét, lôi máy ghi âm ra và cũng
buông mình ngồi xuống trên giường.
Lẹ làng như một con mèo, Henziger cầm cái túi bằng chất dẻo lên, lấy
quyển sổ tay ra và đưa cho Bernstorf. Bernstorf nhanh tay giấu nó vào
trong bộ đồ nghề của mình chẳng khác nào một nhà ảo thuật. Henziger đưa
tiếp quyển sách cho Bernstorf và quyển sách cũng biến mất theo đường đó.
Sau hết, Wicklow đưa cái máy ghi âm cho Bernstorf và cái máy ấy cũng
chui vào trong bộ đồ nghề thầy thuốc trước khi bác sĩ đóng nó lại và dặn dò
con bệnh:
- Bà Henziger, bà đừng dùng thức ăn khó tiêu trong bốn mươi tám tiếng
đồng hồ. Bà hãy uống thật nhiều nước, tốt nhất là nước trà, mỗi bữa ăn một
lát bánh mì là đủ rồi. Và xin bà hãy uống cho hết đơn thuốc, ngay cả trong
trường hợp bà cảm thấy khỏe khoắn hơn. - Ông ta vừa nói dứt lời, Henziger
đã nói tiếp theo.
- Cám ơn bác sĩ nhiều, khi nào bác sĩ đến Boston và có cần bất cứ điều gì,
xin đừng ngại. Bác sĩ cứ cho tôi biết. Đây, danh thiếp của tôi, và đây…
*
Ngày hôm sau người ta tổ chức chào mừng một cách kín đáo người hùng
của chúng ta trở về nước.
Ned không muốn cuộc tiếp đón tưng bừng, không có sự hiện diện của
người Mỹ, của cả Clive, nhưng muốn ít ra dành cho Barley một sự chào
đón niềm nở. Chúng tôi đến phi cảng Gatwich và ngồi trong phòng đợi
dành riêng cho Bộ Ngoại giao và cơ quan của chúng tôi.
Chúng tôi phải chờ đợi lâu, vì máy bay đến trễ. Từ Grosvenor Square,
Clive gọi điện cho tôi và hỏi: “Palfrey, việc gì đã xảy ra thế?” như thể ông
ta lo sợ Barley đã ở lại Liên Xô.
Nửa giờ sau Clive gọi lại lần nữa. Vừa lúc ấy cửa phòng mở ra, và
Wicklow bước vào.
Vài giây đồng hồ sau, Barley đi vào.
- Mấy thằng khốn nạn, thế mà chúng còn vỗ tay nữa chứ! - Barley chửi rủa