ĐỢI CHỜ - Trang 77

“- Này Goethe, hãy nghe tôi nói đây. Không giấu gì ông, tôi bắt đầu bực
mình rồi đấy. Tôi không phải là gián điệp của bất cứ ai. Tôi là tôi. Thế thì,
hoặc là chúng ta nói chuyện chơi cờ, hoặc là ông đi gõ một cánh cửa khác,
đồng ý không?” Tôi tưởng ông ta ngậm tăm, nhưng tôi đã lầm. Ông ta rất
thạo môn cờ, và đã nói với tôi rằng: “mỗi tay chơi cờ có chiến lược của
mình, và nếu tay này không đoán được chiến lược của tay kia, hay lơ là
không chú ý một chút thì tay kia thắng. Trong cuộc cờ, lý thuyết là sự thật.
Nhưng trong cuộc đời, ít ra là trong một số trường hợp, người ta có thể ở
trong một tình thế mà một tay chơi cờ có những ý tưởng kỳ cục về tay kia
đến nỗi cuối cùng anh ta tự tạo cho mình kẻ thù mà anh ta cần. Không phải
sao?” – “Vâng, Goethe, tôi hoàn toàn đồng ý”. Và Goethe đột ngột thanh
minh như tất cả những người đã uống quá chén thường làm. Vì sao ông ta
còn sống trên đời? Độc nhất chỉ để tôi nghe ông ta? Ông ta nói rằng ông ta
sinh ra với hai linh hồn, như Faust (1), vì thế mà người ta gọi ông là
Goethe. Ông ta kể với tôi về gia đình của ông ta, về cuộc đời của ông ta và
cuối cùng ông ta nói ông ta muốn hứa với tôi một điều, rằng ông ta khâm
phục người Anh. Người Anh có đạo đức hơn hết ở châu Âu, là những máy
điều hoà kín đáo, những người làm thống nhất ý tưởng lớn của châu Âu.
Còn người Mỹ thì đã đầu độc thế giới với lý luận thực dụng của họ. Nếu
người láng giềng của tôi có một chiếc xe, tôi phải có hai chiếc. Nếu người
láng giềng của tôi có một khẩu súng lục, tôi phải có hai khẩu. Nếu người
láng giềng của tôi có một trái bom, tôi phải có một trái to hơn và nhất là
nhiều hơn, ngay cả nếu chúng được thả xuống không trúng đích. Thế là tất
cả những gì tôi phải làm, đó là tưởng tượng ra khẩu súng của người láng
giềng của tôi và chế tạo ra một khẩu súng giống như thế, bằng lập luận ấy,
tôi biện minh tất cả những gì tôi chế tạo là chính đáng. Không phải sao?
Vladimir Petcherine. Ông ta muốn tận tâm phục vụ nhân loại. Ông ta đã
đi tu và trở thành giáo sĩ. Petcherine yêu Chúa nhưng ghét khoa học, ngoại
trừ nếu khoa học chú trọng đến linh hồn con người. Tôi đã hỏi ông ta bao
nhhiêu tuổi. Tuổi của Goethe, chứ không phải của Petcherine. Vì lúc ấy,
người ta có thể nói ông ta mới lên bảy hay đã bảy mươi bảy cũng được. Và
ông ta đã nói với tôi rằng ông gần đất xa trời rồi. Ông ta năm mươi tuổi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.