chị gói con cá trong giấy, mang dưới làng lên đồi, thì bỗng con cá trượt ra,
rơi dưới chân, cái vi cá đâm thẳng vào chân làm rách da chị.
Chắc bố mẹ tôi muốn có thêm con ngoài Satsu và tôi ra, nhất là vì bố muốn
có con trai để đi đánh cá với ông. Nhưng khi tôi lên bảy tuổi thì mẹ tôi đau
nặng, có lẽ bà bị ung thư xương, nhưng lúc ấy tôi chẳng biết là bệnh gì hết.
Bà chỉ có cách duy nhất để khỏi thấy đau đớn là ngủ, nhưng bà chỉ ngủ như
con mèo ngủ mà thôi – nghĩa là chập chờn lúc ngủ lúc thức. Càng ngày bà
càng ngủ nhiều, và khi thức dậy bà lại rên. Tôi nghĩ chắc cơ thể bà biến
chuyển nhanh, nhưng vì người bà có nhiều nước nên tôi thấy tình hình có
vẻ không đáng lo. Thỉnh thoảng bà gầy đi vài tháng rồI lấy lại sức liền sau
đó. Nhưng năm tôi lên chín tuổi thì xương mặt bà trơ ra, và sau đó bà
không lấy lại được da thịt như cũ. Tôi không nhận ra được căn bệnh đã làm
cho bà khô nước. Y như loài rong biển vốn mọng nước, nhưng khi phơi
khô, nó dòn ra, dễ gẫy, mẹ tôi càng lúc càng khô hết nước.
RồI đến một buổi chiều, tôi đang ngồi chơi vớI con dế mà tôi bắt được hồi
sáng trên nền nhà lỗ chỗ ở phòng trước tối tăm, thì bỗng có tiếng người gọi
trước cửa:
- Này, mở cửa ra! Có bác sĩ Miura đến!
Bác sĩ Miura mỗi tuần đến làng đánh cá của chúng tôi một lần, ông cố gắng
leo lên đồi khám cho mẹ tôi kể từ ngày bà lâm bệnh. Hôm ấy có bố tôi ở
nhà vì trờI có bão lớn. Ông đang ngồi ở chỗ mọi khi, hai bàn tay to tướng
xòe ra lồng vào cái lưới đánh cá. Ông ngước mắt nhìn tôi rồi đưa ra một
ngón tay. Như thế tức là ông muốn tôi ra mở cửa.
Bác sĩ Miura là người rất quan trọng – hay như mọi người trong làng tôi tin
như thế. Ông học ở Tokyo và theo như người ta cho biết, ông biết nhiều
chữ Hán hơn bất kỳ người nào. Ông ta rất kiêu hãnh, không thèm chú ý đến
một người như tôi. Khi tôi mở cửa, ông tháo giày ra rồi bước thẳng vào
nhà.
- Sao, Sakamoto-san – ông nói với bố tôi - ước gì tôi có cuộc sống như bác,
suốt ngày đánh cá ngòai biển. Tuyệt biết bao! Và khi gặp biển động, bác
ngồi ở nhà nghỉ ngơi. Chắc vợ bác còn ngủ - ông nói tiếp - Thật tội nghiệp.
Tôi đến để khám bệnh cho bà ấy đây.