rượu sakê phải không?
Một lát trôi qua, tôi cảm thấy mặt tôi mất hết cảm giác, không có một biểu
hiện gì, trơ như đá.
- Không, thưa ông – cuối cùng tôi đáp được.
- Tôi nghĩ cô phải đi theo tôi. Tôi sẽ cho cô món quà quý giá. Nào ta đi.
- Thưa Nam tước, xin ông vui lòng cho tôi về. Chắc người ta đang đợi tôi ở
quán trọ.
- Đợi à? Ai đợi cô thế?
Tôi không trả lời.
- Tôi hỏi ai đợi cô? Tôi không hiểu tại sao cô xử sự như thế. Tôi có cái này
cho cô. Có phải cô muốn tôi đi lấy cho cô không?
- Tôi xin lỗi.
Ông Nam tước nhìn tôi.
- Đợi đây – cuối cùng ông ta nói, rồi đi vào nhà trong. Một lát sau ông ta
trở ra, trên tay cầm một cái gói phẳng, gói trong giấy dày. Tôi mới nhìn qua
là biết đấy là cái áo kimono.
- Đây - ông ta nói – vì cô cứ khăng khăng muốn làm kẻ ngu xuẩn, nên tôi
phải đi lấy quà cho cô. Món quà có làm cho cô vui hơn không?
Tôi xin lỗi ông Nam tước thêm một lần nữa.
- Tôi thấy hôm nọ cô rất thích chiếc áo này. Tôi muốn tặng nó cho cô.
Ông Nam tước để cái gói lên bàn rồi mở dây buộc, tháo gói ra. Tôi nghĩ
chắc đây là cái áo kimono thêu cảnh thành phố Kobe, và nói thực ra, tôi
cảm thấy vừa mừng vừa lo, vì tôi biết tôi sẽ làm gì với cái áo đẹp tuyệt vời
như thế này, và tôi sẽ giải thích ra sao với Mameha về việc ông Nam tước
cho tôi cái áo. Thế nhưng khi ông Nam tước mở cái gói ra, tôi chỉ thấy
trước mắt lớp vải sậm tuyệt vời với hình thêu màu bạc. Ông ta lấy cái áo ra
và đưa lên tận vai. Đây là cái áo kimono của một viện bảo tàng – theo ông
Nam tước cho tôi biết thì áo này may vào những năm thuộc thập niên 1860
cho cô cháu của Tokugawa Yoshinobu, vi tướng quân Nhật sau cùng. Hình
vẽ trên áo là cảnh những con chim màu bạc bay trong bầu trời đêm, với
cảnh vật huyền bí gồm cây và đá màu sẫm đen vươn lên từ dưới lai áo.
- Cô phải đi theo tôi để mặc thử áo này - ông ta nói – bây giờ đừng có ngu