bài ném vào mặt tôi, túi bụi. Tôi đưa tay vuốt mặt. Tiếp theo một tiếng
“choang”. Đèn tắt phụt. Những mảnh thủy tinh rơi.
- Đã biết mà! Khổ quá! Khổ quá!
- Thôi ông giáo mới đến đây không biết. Tôi xin chú. Chúng tôi xin chú...
- Cầm cái đèn con lên đây, chúng mày!
Mọi người nhộn nhạo cả lên. Tôi không biết chui vào đâu được. Thỉnh
thoảng tôi lại xo người lại. Tôi tưởng như một bàn tay bí mật nào sắp nắm
lấy cổ tôi. Bỗng tôi thét to lên. Một cái bàn tay cứng rắn vừa chạm phải vai
tôi. Cái bàn tay rụt lại. Trong lúc cuống quýt, tôi ngã lăn xuống đất... nhưng
thằng ở đã cầm đèn con lên. Rồi một cái đèn búp măng, ngọn to hơn.
Người ta đỡ tôi lên. Bọn đầy tớ quét và thu dọn những vật đổ vỡ bừa bộn
trên giường lại. Ông chánh hội cười khanh khách :
- Ông giáo bị một bữa hết hồn.
Tôi thú thật rằng sợ quá. Nhưng một ý nghi ngờ rụt rè ở miệng tôi :
- Có lẽ các cụ dùng “phép ngoại” trêu tôi một bữa.
Ông chánh vẫn cười :
- Ngài dạy thế, chứ chúng cháu có phải là thầy phù thủy đâu? Mà cho rằng
có phù phép nữa, chả lẽ dùng để trêu ngài hay sao?
Rồi ông kể cho tôi nghe chuyện của con người bí mật hay giận dỗi kia: chú
Khì.
Đến bây giờ tôi vẫn phân vân, không biết có thể tin được hay không, cái
chuyện thậm vô lý ấy?
“Chú Khì là một ông thầy thuốc Tầu, đến vùng này cách đây đã lâu năm.
Khi mới đến, tiếng Nam chú đã thạo lắm rồi. Một thân một mình ở chỗ đất
khách quê người, chú tìm cách làm thân với bọn chức dịch các làng để có
thể làm ăn yên ổn. Vì thế chú quen hầu hết các người tai mặt ở quanh đây.
Và cũng vì thế chú học đánh tổ tôm, và về sau chơi mãi thành ra nghiện. Ở
đâu có tổ tôm là đến liền.
Cách đây ba, bốn năm, chú ốm dẳng dai đến hơn một tháng, uống đủ mặt
thuốc mà không qua khỏi được, đành phải chết. Biết mình không có ai thân
thích, trước khi chết chú cho tìm ông tổng Trung - hồi ấy đang làm lý