ĐÔI MẮT - Trang 14

chịu trả. Bà tôi có bực mình cũng chỉ mắng té tát mấy câu, chứ không chửi
bới tàn tệ hay bắt bớ. Ấy cũng bởi bà tôi là một người đi vay.

Những khi vui chuyện, người thường kể lại với chúng tôi rằng: ngày

xưa, khi ông thua bạc bỏ nhà đi, người còn phải trả hơn trăm đồng bạc nợ.
Người làm lụng vất vả, chiều hôm ban mai, một nắng hai sương, quanh
năm chẳng có phút nghỉ ngơi, mà không bao giờ đủ tiền nộp lãi. Vì thế, hơi
bước ra khỏi nhà là lủi trốn, giá có cái áo hơi lành hay nắm gạo ăn cũng sợ
người ta bắt mất. Có lần người đong được một hào gạo dúm vào vạt áo và
mua cho mẹ tôi - hồi ấy mới lên ba, một nắm xôi, đã cố lẩn lút, mà thế nào
cũng bị một chủ nợ tinh mắt trông thấy, con mẹ ấy có tiếng là khe khắt. Bà
tôi sụp ngay xuống lạy và khóc lóc xin khất nó. Nó chẳng rằng, chẳng nói,
giằng lấy dúm gạo, nắm xôi đổ vào trong nón rồi ngoắt đi. Cũng may,
người phu quét chợ trông thấy thế, nghĩ tức lây, bảo nó rằng:

- Bà có bắt thì bắt của người ta nắm gạo đã là cùng lắm. Còn xu xôi

người ta mua cho con người ta thì phải để cho con người ta chứ? Con người
ta chịu đói, khóc có bong bóng mũi ra, từ sáng đến giờ, mà bà bắt của
người ta thì nó chết. Bà cũng có con mà bà nỡ đang tâm thế à?

Con mẹ kia ngoa ngoắt, tớn môi lên:

- Ai khiến nhà bác chõ mồm vào đấy thế? Rõ khéo con tiều! Bác

thương nó thì mua cho nó.

Người phu quét chợ bực mình quăng ngay cho bà tôi hai hào:

- Đây này! Tôi cho nhà chị vay bao giờ kiếm được thì trả tôi; chúng nó

giàu mà coi đồng xu bằng cái mẹt!

Vì thế người ta đồn rằng người phu quét chợ phải lòng bà tôi. Nhưng

bà tôi quả quyết với chúng tôi rằng: từ hôm cho bà tôi vay tiền, có gặp bà
tôi ông ta chỉ lảng đi như không trông thấy nhưng chỉ mấy hôm bà tôi cũng
cố tìm tiền đem trả cho ông phân minh tử tế; hai người chẳng bao giờ nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.