Thế là ông dẫn tôi qua phía bên kia chiếc bàn và bảo tôi đưa cho
ông cuốn chuyên luận các giấc mơ của Aziz mà tôi đã mang tới.
Ông dùng chiếc chìa khóa có vòng hình tam giác mở một cái hòm,
lôi ra một tờ giấy bằng da cũ mèm, trên có vẽ một hình vuông, mỗi
cạnh có chín dấu hiệu. Ông dùng nó như sơ đồ để đặt lên bàn chín
trang giấc mơ của Aziz. Ông tìm trên giá sách một chiếc hộp khác
chứa những đồ vật mà tôi không thể luận được, có kích cỡ rất nhỏ
bằng đất sét và kim loại, đủ hình thù khác nhau, một số là hình
hình học, số khác thì không theo một hình dạng nào cả. Ông giở một
trang giấy, ở giữa có hình một bàn tay. Mỗi ngón tay được bao bọc
bởi những ký hiệu thần bí: chữ cái, con số, hình hình học, mắt, núi
đồi và mũi tên, cầu thang và những khuôn mặt bị che khuất. Ông
bảo tôi đặt bàn tay phải của mình lên trên bàn tay mã hóa này. Ông
bỏ chín hình vào giữa các ngón tay tôi, thành ba lần liên tiếp. Lần
cuối cùng, ông không vơ chúng lại mà bảo tôi nhấc tay ra.
“Mỗi giấc mơ của Aziz, ông nói với tôi, là một bùa chú, giống
như hình vẽ bàn tay của cậu và những đồ vật bé tí xíu này, những thứ
có vẻ lạ kỳ với cậu. Giữa chúng có mối liên hệ đấy. Aziz đã nghiên
cứu mối quan hệ giữa những giấc mơ bị ngự trị bởi lòng khao khát
và tính toán xác suất. Cái khung hình với chín chữ số trên các cạnh
này gọi là hình vuông Vệ Đà
. Nó đến với chúng ta từ nền văn
minh sông Ấn
và có thể từ thời xa xưa hơn nữa. Các nghệ nhân Ma
rốc hiểu rất kỹ về nó; đó là một trong những điều bí ẩn của các
nét hình học mà cậu thấy trên những tòa nhà, trên các cánh cổng, và
trong những cuốn sách. Có một mối liên hệ giữa những chữ số ấy
- một công thức quy định mỗi hình dạng và các khả năng kết hợp với
những hình khác. Hình vuông này giúp sắp xếp trên cùng một sơ
đồ những hình dạng không thể sắp xếp được trong bất kỳ điều
kiện nào khác, cũng như những hình hình học rất khác nhau; đó là
không gian gặp gỡ của thực tại và mơ ước, bóng ma và các dạng sống,
hiện tại và tương lai, người sống và người chết, thực vật và động vật,