khắc xuất nhường lại chỗ cho những con ma khác, giống chúng tới
lạ kỳ.
Một ngày kia, người đàn bà ở nhà hát xuất hiện trước mắt tôi,
nàng đã thay hình đổi dạng, nàng mang hình hài người khác, người
này cho tôi biết tên và còn nhiều điều nữa. Nàng tên là
Maêmoưna và giống người đàn bà Mộng du không tên của tôi đến
nỗi khi khao khát người này, tôi hẳn đã mở ra một không gian trong
đó người kia có thể ngự trị hoàn toàn. Sự giống nhau đó đã làm tăng
gấp bội sức lôi cuốn mà dù thế nào tôi cũng sẽ cảm thấy và nó
không ngừng khiến sự lôi cuốn ấy thêm mãnh liệt. Thẳm sâu
trong lòng, thậm chí tôi còn gọi người đàn bà lạ mặt ở nhà hát là
“nàng Maêmoưna kia”. Trên thực tế (hay, nói chính xác hơn, trên
thực tế của nỗi khao khát), đối với người Mộng du thì những bóng
ma vắng mặt cũng không vì thế mà biến mất.
Tôi tin chắc, dù điều này thật phi lý, rằng làn da họ tỏa ra mùi
vị giống nhau. Thường tôi hay mượn những nét đặc biệt của
Maêmoưna để làm sống lại những kỷ niệm của tôi về người đàn bà
xa lạ ở nhà hát; tôi tưởng tượng ra rằng cả hai người, chứ không
riêng Maêmoưna, chào đời ở Ghi nê, và rằng người này thích những
tấm vải mà người kia cũng thích, và rằng trong cùng một ngày hai
người đều để kiểu tóc cầu kỳ giống nhau khiến bộ tóc châu Phi
của họ trông càng quyến rũ và khêu gợi hơn. Thậm chí cuối cùng
tôi còn tin rằng những món quà tôi tặng Maêmoưna sẽ rơi vào tay
người đàn bà kia, bằng cách nào thì tôi không rõ. Người đàn bà ở
nhà hát đã vô tình đánh thức niềm say mê của tôi đối với
Maêmoưna.
Những trạm dừng chân yêu đương liên tiếp mà những người
Mộng du hay lui tới, cả trong tưởng tượng lẫn trong thực tế, đều
chắc chắn trở thành cái vòng lửa mà mỗi khi ngọn lửa bùng mạnh
hơn thì nó càng nóng nảy. Cũng bằng cách đó, khi khép lại một