mới – một sự đổi mới có thể liên tục mang lại tăng trưởng doanh thu và có
khả năng giúp công ty duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
Đúng là chưa đến mức như vậy. Ngay bây giờ, số lượng các công ty
lớn đang giải quyết thách thức quản lý đổi mới một cách có hệ thống đang
tăng nhanh. Đồng thời, sự tiến bộ của một số công ty tiên phong đã mang
lại hy vọng và cảm hứng cho cộng đồng kinh doanh. Những người đi đầu
này đang chứng minh rằng các tổ chức công nghiệp lớn thực sự có thể đảm
nhận thách thức đổi mới thành công một cách rộng khắp và có hệ thống.
Hãy xem xét những nỗ lực đã được ghi văn của GE và P&G – hai
trong số những công ty lớn và nổi tiếng nhất thế giới, để xem họ đã làm thế
nào để đưa đổi mới vào cốt lõi của tổ chức đáng kính trọng của họ.
GE: Từ nhà sản xuất chi phí thấp đến nhà tiên phong trong đổi mới
Kể từ khi kế thừa vị trí của Jack Welch năm 2001, Jeff Immelt, chủ
tịch và CEO của GE, đã tiến hành một cuộc “cách mạng văn hóa” trong
công ty, đẩy trọng tâm chiến lược của công ty từ việc liên tục cải tiến và lấy
kết quả chi phí, lợi nhuận làm trọng đến việc đưa ra những ý tưởng mạnh
mẽ và tràn đầy trí tưởng tượng. Mục tiêu của ông là “mở rộng biên giới”
công ty, một cách hữu cơ chứ không phải thông qua việc mua lại – bằng
việc để GE tham gia những dòng sản phẩm mới, những khu vực mới và
những thị phần khách hàng mới. Immelt biết rằng đây là cách duy nhất công
ty của ông có thể tiếp tục thực hiện để đáp ứng những mục tiêu tài chính
khó khăn. Lúc đó, ông đang chịu áp lực phải có được mức tăng hữu cơ 8%
mỗi năm. Đối với một công ty lớn như GE, con số tăng trưởng này đồng
nghĩa với việc mỗi năm phải đạt doanh số 15 tỷ đô-la – tương đương với
việc bổ sung một doanh nghiệp mới có quy mô như Nike. Để thực hiện điều
này, Immelt phải nỗ lực hết sức để biến đổi mới thành một năng lực sâu
rộng và có hệ thống trong toàn công ty – một “cỗ máy” thúc đẩy và duy trì
tăng trưởng doanh thu mới.