trong số đó? Sẽ ra sao nếu công ty của bạn hoạt động theo lối mòn thay vì
đổi mới để tăng lợi nhuận? Nếu vậy, sẽ có nhiều điều bạn có thể học được
từ những “hoài nghi thông thường” đối với sự đổi mới. Thay vào đó, bạn sẽ
phải học từ những công ty, có thể từ ngay trong công ty của bạn, đã tự thay
đổi để từ những người đi sau trong đổi mới trở thành người dẫn đầu.
Hãy xem xét hai ví dụ điển hình của việc chiến thắng trong hoạt động
đổi mới mà không hề được dự đoán trước. Whirlpool, công ty đồ gia dụng
hàng đầu thế giới, và CEMEX − một công ty của Mexico, một trong những
nhà sản xuất hàng đầu về vật liệu xây dựng (ví dụ như xi-măng, bê-tông
trộn sẵn, hỗn hợp khô tạo bê-tông). Hai công ty này, cùng nhiều công ty
khác, đang chứng minh rằng việc chuyển đổi từ một công ty công nghiệp
kiểu cũ trở thành một chất xúc tác cho những đổi mới liên tục và phá vỡ
mọi quy tắc là hoàn toàn có thể.
Whirlpool: Tư duy ngoài “chiếc hộp trắng”
Năm 1999, khi cựu CEO của Whirlpool xác định chiến lược đổi mới
toàn cầu của công ty, từ chính xác mà ông dùng là “Đổi mới từ mọi người
và mọi nơi”. Đây thực sự là một nguồn hứng khởi lớn, phải lưu ý rằng tại
thời điểm đó Whirlpool có 68.000 nhân viên tại 170 nước, 50 trung tâm sản
xuất và nghiên cứu công nghệ trên toàn thế giới. Nhưng ngày nay,
Whirlpool đã trở thành ví dụ điển hình cho việc biến đổi mới thành năng
lực xuyên suốt một doanh nghiệp lớn có quy mô toàn cầu.
Để đổi mới trở thành năng lực cốt lõi, Whirlpool cần một nỗ lực đáng
kể với quy mô lớn trong nhiều năm, nỗ lực này liên quan đến những thay
đổi lớn từ năng lực giải trình và phát triển lãnh đạo, giá trị văn hóa, phân bổ
nguồn lực, quản lý tri thức, hệ thống khen thưởng và công nhận nhân viên,
sự phân cấp truyền thống, hệ thống đo lường và báo cáo, cũng như toàn bộ
các hoạt động và chính sách quản lý.
Dưới đây là một số ví dụ về sự thay đổi của Whirlpool: