• Bổ nhiệm phó chủ tịch phụ trách đổi mới cấp toàn cầu và khu vực.
• Thành lập những “nhóm đổi mới” lớn, liên ngành ở mọi khu vực để
tập trung tìm kiếm những ý tưởng đột phá.
• Tổ chức chương trình đào tạo trong toàn công ty nhằm phát triển tư
duy và kỹ năng sáng tạo.
• Bổ nhiệm hơn 600 “cố vấn đổi mới” làm việc bán thời gian và 25 “tư
vấn đổi mới” toàn thời gian, những người đóng vai trò tham vấn kỹ năng
cho các đội phát triển dự án mới trên toàn thế giới.
• Thành lập “ban đổi mới” tại mọi khu vực và đơn vị kinh doanh lớn,
xác định những nhân viên có vai trò quan trọng sẽ họp định kỳ hàng tháng
để không chỉ xem xét ý tưởng và dự án, xây dựng mục tiêu, phân bổ nguồn
lực, mà còn bàn bạc về quy trình hình thành năng lực đổi mới liên tục.
• Tổ chức các sự kiện truyền thông tầm cỡ có tên Ngày Đổi mới để
những nhóm đổi mới thể hiện ý tưởng của mình trước toàn thể công ty
Whirlpool, giới báo chí, và thậm chí là các nhà phân tích phố Wall. Những
sự kiện này đôi khi được tổ chức ở các khu vực mua sắm ngoại ô để thu
thập phản hồi và ý tưởng mới từ những khách hàng tiềm năng.
• Tạo ra một đơn vị để liên tục đánh giá hoạt động đổi mới của công ty
cũng như những tiến bộ trong việc biến đổi mới thành năng lực cốt lõi.
• Tạo lập cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Innovation E-Space
(Không gian Sáng tạo điện tử) giúp kết nối tất cả thành viên Whirlpool
trong công cuộc đổi mới và cho phép họ theo sát những tiến bộ trong hoạt
động đổi mới của toàn công ty.
Mục tiêu chính của những việc này là giúp mỗi nhân viên trong
Whirlpool tư duy vượt khỏi “chiếc hộp trắng” của các ứng dụng gia đình
truyền thống, và đưa ra được những giải pháp hay, liên quan đến khách