truyền được nhiều cảm hứng như kiểu thử thách bạn thường nghe ở trụ sở
Cuperitno của Apple: “Làm thế nào chúng ta có thể thay đổi thế giới?”
Warren Bennis, tác giả của Organizing Genius (Thiên tài tổ chức), đã
nghiên cứu một số nhóm dự án lớn nhất trong lịch sử gần đây từ nhà làm
phim hoạt hình Disney cho tới Skunk Works của Lockheed và Dự án
Manhattan – để tìm kiếm những đặc điểm chung của chúng. Ông kết luận
rằng, các nhóm đã đạt được sự hiện hữu thực sự “thiết tưởng họ đã tạo ra
một dấu ấn trong vũ trụ”. Ông cho rằng các thành viên trong nhóm đều cảm
thấy họ đã được tham gia một công cuộc có ý nghĩa sâu sắc – như Bennis
miêu tả “một ảo tưởng điên rồ và thú vị”.
Tạo ra cảm hứng, tầm nhìn hoặc thách thức cho doanh nghiệp – cho dù
nó kéo theo việc xác định lại một loại sản phẩm hoặc một ngành công
nghiệp hay giải quyết một nhu cầu quan trọng chưa được đáp ứng của khách
hàng, hoặc giải quyết một trong những vấn đề toàn cầu bức xúc nhất hiện
nay như ô nhiễm môi trường hoặc đói nghèo – có thể đóng vai trò như một
nguồn tạo nhu cầu cho sự đổi mới.
Chúng ta thường tự hỏi: Nhân viên thích là một phần của một nguyên
trạng “chỉ đáp ứng ngân sách” của công ty hay thích làm việc cho một doanh
nghiệp nơi truyền cho họ cảm hứng để làm những việc to lớn hơn? Theo
kinh nghiệm của chúng tôi, một khi nhân viên có cảm giác rằng họ là một
phần của một công ty năng động sáng tạo đang nỗ lực làm nên lịch sử, và
không chỉ là về vấn đề lợi nhuận; một khi họ bị lôi cuốn vào cảm hứng phấn
khởi và năng lượng của sự đổi mới, họ sẽ tự nhiên bắt đầu đòi hỏi nhiều sự
đổi mới hơn từ bản thân và đồng nghiệp. Như vậy, nhu cầu cho sự đổi mới
không còn chỉ là mối quan tâm của các CEO hay những giám đốc điều hành
cấp cao khác. Đó là nhu cầu của tất cả các cấp bậc trong một tổ chức.
Đo lường hiệu suất đổi mới