• Tiếp tục đưa ra những chiến dịch nội bộ để kích thích đóng góp ý
kiến.
• Đổi mới công việc của mỗi người bằng cách đưa những nhân viên
bình thường vào quá trình tạo ý tưởng.
• Đổi mới trên toàn bộ mô hình kinh doanh một cách hệ thống để phát
hiện những ý tưởng mới cho sự phát triển.
• Đánh giá những kỹ sư đổi mới, xem xét mối lien hệ giữa một số lượng
lớn các ý tưởng và chiến lược.
• Nhanh chóng bố trí lại các nguồn lực sau khi có những ý tưởng mới
đầy hứa hẹn.
• Quản lý các cơ hội từ những ý thưởng mới ra đời cho đến khi thử
nghiệm trên thị tường và “đóng để khởi động” hoạt động kinh doanh.
• Cân bằng linh động nguồn cung và cầu của sự đổi mới.
Để đổi mới đạt được hiệu quả bền vững nhất thì nên sử dụng những
công cụ như trên một cách hệ thống.
Tiến hành đổi mới trong từng doanh nghiệp
Thay vì khuyến khích mọi người đến với những ý tưởng mới hay đưa
họ đến những cuộc hội thảo “sáng tạo”, hãy tưởng tượng những nỗ lực của
họ sẽ hiệu quả như thế nào nếu họ có một công cụ mạnh mẽ để mở rộng tư
duy và phát triển trên những khía cạnh mới (như việc phát hiện ống kính mà
chúng tôi đã nêu ra ở chương 3). Hơn thế nữa, hay tưởng tượng rằng nếu
từng người trong công ty đã được cung cấp những công cụ phù hợp nhất tại
nơi làm việc. Về mặt này, hầu hết các công ty vẫn chưa sử dụng thành công
công nghệ thông tin để điều hành và hiện thực hóa đổi mới “mọi nơi, mọi
lúc”. Chúng ta biết rằng CNTT có thể nâng cao khả năng của con người lên