Phương pháp mà Whirlpool khám phá ra để giải quyết tình huống lúc
đó là làm tăng trọng lược của một đầu dây trong một năm hoặc nhiều hơn để
công ty tập trung vào vấn đề cắt giảm chi phí tạm thời mà không làm mất đi
lợi thế của phía đổi mới. Sau đó, khi sự căng thẳng của vấn đề chi phí dịu
bớt, công ty lấy lại sự cân bằng cho phe đổi mới bằng cách tăng thêm trọng
lượng cho nó nhưng không kìm hãm hiệu quả hoạt động của phe đối
phương.
Whirlpool đã học được rằng, ngay cả khi đối mặt với tình huống căng
thẳng của việc cắt giảm chi phí, họ vẫn phải đảm bảo động lực và niềm tin
của hoạt động đổi mới. Mọi nhân viên trong công ty phải nhận thấy rằng dù
cho quy mô của hoạt động đổi mới bị thu hẹp, thì nó tuyệt đối không được
mất đi. Một số chiến thuật để đạt được điều này bao gồm:
• Bảo tồn những nhân tố cơ bản của sự đổi mới (như phó chủ tịch, đội
nghiên cứu, ban cố vấn và tư vấn của bộ phận đổi mới…).
• Tiếp tục công nhận sự sáng tạo (thông qua các lễ trao giải…).
• Tuyến bố rõ ràng về cam kết sẽ giữ một số người chủ chốt tập trung
vào việc nghiên cứu những cơ hội mới trong tương lai.
• Công khai và rõ ràng về tính đối lập giữa sự đổi mới và tính hiệu quả.
Có một thực tế rằng, kinh doanh luôn có xu thế lên xuống không ổn
định. Có những lúc, công ty có nguồn vốn dồi dào, nhưng đôi khi lại ngược
lại. Những tình huống thay đổi này tự động thu hút sự chú ý của doanh
nghiệp vào một trong hai thái cực hoặc là tính hiệu quả khi có áp lực cắt
giảm chi phí, hoặc là sự đổi mới khi cần tập trung vào sự phát triển.
Công ty cần phải quan tâm tới các lực lượng bên ngoài. Họ cần phải giữ
cho cán cân trọng lượng giữa hai thế lực cân bằng và điều chỉnh trọng tâm
theo cách này hay cách khác để luôn giữ cho điểm trung tâm luôn ở đúng
chỗ của nó. Họ cũng cần phải luôn luôn tự đặt câu hỏi cho mình. Sự cân