School Press, 2001].) Chúng tôi không phê
phán các cuốn sách này. Với hiểu biết hiện
tại, chúng có thể rất hữu ích vì nếu quá trình
cải cách đúng là ngẫu nhiên thì các nhà quản
lý sẽ có được một bối cảnh trong đó họ có thể
đẩy nhanh tốc độ cải cách và thử nghiệm các
ý tưởng. Nhưng nếu quá trình này về bản chất
không phải ngẫu nhiên, theo ý kiến của chúng
tôi, thì tập trung vào bối cảnh sẽ chỉ giải
quyết được triệu chứng chứ không phải nguồn
gốc vấn đề. Để lý giải điều này, hãy xem xét
các nghiên cứu về khả năng trứ danh của 3M
trong công cuộc thực hiện một loạt các cải
cách tạo tăng trưởng. Một điểm nổi bật trong
các nghiên cứu này là “quy luật 15%” của
3M: Ở 3M, nhiều nhân viên được phép dành
15% thời gian của mình để triển khai các ý
tưởng của riêng họ về các dự án tăng trưởng
mới. Khoảng thời gian “bê trễ” này được bù
đắp bởi một dự toán đầu tư rải rác rộng khắp
để nhân viên có thể đầu tư thử cho các động
cơ tăng trưởng của mình. Nhưng chính sách
này hướng dẫn được gì cho một kỹ sư ở 3M?
Anh ta được cho 15% thời gian “bê trễ” để
thiết lập các dự án tăng trưởng mới. Anh ta
cũng được dặn rằng thứ mà anh ta nghĩ ra sẽ
phải chịu các áp lực lựa chọn thị trường nội
vi, rồi đến các áp lực lựa chọn thị trường
ngoại vi. Tất cả đều là các thông tin hữu ích,
nhưng không thông tin nào giúp anh ta nảy ra
một ý tưởng hay quyết định xem ý tưởng nào
là đáng theo đuổi. Thế bế tắc này là phổ biến