này cũng đúng cho tất cả các công ty khác
trong hệ thống. Vì vậy, không công ty nào có
động lực để thay đổi hướng đi, và do đó cả hệ
thống sẽ khá chậm thay đổi. Khi các công ty
trong một mạng lưới giá trị đang ở thế cân
bằng Nash, nó hạn chế mức độ nhanh chóng
mà khách hàng có thể bắt đầu tận dụng các
cải tiến mới. Ứng dụng này của thế cân bằng
Nash đối với hiểu biết về cải cách mới đây đã
được giới thiệu trong Bhaskar Chakravorti,
The Slow Pace of Fast Change (Boston:
Harvard Business School Press, 2003). Tuy
Chakravorti không tự xâu chuỗi lại nhưng
khái niệm của ông là một cách tốt để hình
dung hai điều về mô hình cải cách phá vỡ. Nó
giải thích vì sao tốc độ phát triển công nghệ
vượt quá khả năng tận dụng phát triển ấy của
khách hàng. Nó cũng giải thích vì sao cạnh
tranh với khách hàng không tiêu thụ, tạo ra
một mạng lưới giá trị hoàn toàn mới, về lâu
dài thường là cách dễ dàng hơn để tấn công
một thị trường ổn định. 15. Một vài người
thỉnh thoảng đã kết luận rằng khi người dẫn
đầu không bị phá vỡ tiêu diệt ngay lập tức thì
các tác động của phá vỡ đã phần nào ngừng
hoạt động, còn những kẻ tấn công thì đang bị
kìm chân. (Ví dụ, xem Constantinos Charitou
and Constantinos Markides, “Responses to
Disruptive Strategic Innovation,” MIT Sloan
Management Review, Winter 2003, 55.) Các
kết luận này phản ánh một cách hiểu nông cạn
về hiện tượng này, vì phá vỡ là một quá trình