tan ranh giới giữa các công ty của mình, khiến công ty ngày càng có khả
năng thẩm thấu các ý tưởng và sự hiểu biết từ bên ngoài và tích hợp chúng
với các hoạt động đổi mới của mình.
Ở Steelcase, gã khổng lồ về thiết bị văn phòng trên toàn cầu, các nhân
viên trong nhóm đổi mới có thể được ngồi cạnh một chuyên gia công nghệ
thông tin của IBM, kiến trúc sư của công ty kiến trúc nổi tiếng của Anh,
Foster + Partners, một nhà thiết kế từ công ty tư vấn thiết kế và đổi mới
IDEO, một nhà khoa học từ Học viện Công nghệ Massachuset (MIT), và
một loạt những người không làm việc tại Steelcase, không làm trong lĩnh
vực thiết bị văn phòng như nhà nghiên cứu về điều kiện lao động, nhà nhân
loại học, nhà môi trường học, nhà tương lai học và chuyên gia quản trị. Cách
làm này không chỉ mang đến những sự đổi mới sản phẩm thành công hơn
cho thế giới đồ văn phòng, mà còn tạo ra một hiệu ứng thứ cấp thú vị.
Những phát hiện của các nhóm dự án có thành viên đa dạng về sau lại là hạt
giống cho những phát minh của các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, những
tư duy và công nghệ có bằng sáng chế mà Steelcase dùng để tạo ra cho chiếc
ghế văn phòng có tên Leap về sau đã giúp nhà cung cấp ôtô Johnson
Controls Inc. (JCI) phát triển sản phẩm ghế ngồi mới mang tính cách mạng
cho ôtô. Bằng việc tìm kiếm nguồn cảm hứng ngoài công ty – và cả bên
ngoài ngành – cả Steelcase và JCI đều đã gặt hái được nhiều lợi ích.
“Pha trộn là thông lệ mới”
Rõ ràng là nếu bạn muốn tạo ra tư duy đột phá và đổi mới thay đổi cuộc
chơi, cơ hội bạn có được những điều này từ một nhóm gồm toàn các nhà
điều hành cấp cao lạc hậu là bằng 0. Thay vào đó, bạn cần phải tạo ra một sự
pha trộn đầy hiệu quả từ sự đa dạng, năng lượng, sự trẻ trung và quyết liệt.
Hãy nghĩ về các thành phố tiến bộ và đi đầu trong các xu hướng –
những môi trường thuận lợi như New York, London, Los Angeles hay San
Francisco. Chúng ta thấy gì ở những thành phố này? Chúng ta thấy sự tổng