Khi tìm hiểu kỹ hàng trăm ví dụ về đổi mới trong kinh doanh, chắc
chắn bạn sẽ tìm ra được một mô hình thú vị. Cụ thể hơn, thứ họ tìm thấy là,
một lần nữa, đổi mới không phải đến từ sự xuất sắc bẩm sinh của một cá
nhân mà từ việc nhìn thế giới theo một quan điểm mới mẻ, thông qua một
loạt các lăng kính khác nhau. Quan điểm đó có được khi ta nhìn nhận sự
việc theo những cách thức khác nhau: một quan điểm riêng biệt khiến các
nhà cải cách nhìn được cả những điều bình thường cũng như nhìn thấu
những điều chưa ai nhận ra. Trong thực tế, bốn quan điểm (lăng kính tri
giác) này, dường như đã thống trị hầu hết các câu chuyện sáng tạo thành
công và thường là yếu tố đặc trưng cho các doanh nhân khởi nghiệp hoặc
các công ty của họ.
Chúng tôi nhận thấy rằng các nhà cải cách có được sự hiểu biết thông
qua:
1. Thách thức những điều chính thống: Đặt câu hỏi đối với những giáo
điều đã ngấm vào các công ty cũng như trong toàn ngành về những yếu tố
thúc đẩy thành công.
2. Tận dụng sự gián đoạn: Xác định những khuôn mẫu chưa từng được
phát hiện của xu hướng có thể thay đổi hoàn toàn các quy luật của cuộc
chơi.
3. Tận dụng các năng lực và tài sản chiến lược: Nghĩ về công ty như
một danh mục kỹ năng và tài sản thay vì như một nhà cung cấp sản phẩm
hoặc dịch vụ cho các thị trường cụ thể.
4. Biết được những nhu cầu tiềm ẩn: Học cách thấu hiểu khách hàng,
thấu cảm những xúc cảm và xác định những nhu cầu chưa từng được đáp
ứng của họ.
Đây là một tin tốt: xây dựng khả năng đổi mới không có nghĩa là nâng
cao sự đổi mới ở từng cá nhân – như điều vốn đã được chấp nhận từ lâu –