dụng) và tài sản (thương hiệu với vị thế đáng ngưỡng mộ) để mở ra một loạt
những cơ hội mới lớn lao trong ngành điện tử tiêu dùng.
Hoặc ví dụ của Google. Nó bắt đầu với tư cách là một công cụ tìm
kiếm, nhưng giờ đây đã có hàng loạt các dịch vụ trực tuyến khác và những
dịch vụ mới dường như được tung ra từng tuần. Điều này chỉ có thể giải
thích bằng cách coi mã phần mềm của Google như một tài sản chiến lược
quyền lực được thúc đẩy lên theo hàng loạt cách thức khác nhau.
Nguyên tắc này – mở rộng những cách bạn có thể định nghĩa doanh
nghiệp của mình; tư duy theo những điều công ty bạn biết và sở hữu hơn là
những gì công ty làm – nghe có vẻ rõ ràng, nhưng theo kinh nghiệm của
chúng tôi, đó lại thường là điều khó thực hiện nhất trong số bốn lăng kính
mà công ty có thể sử dụng.
Xác định những kỹ năng cơ bản
Vậy chính xác năng lực cốt lõi của công ty là gì? Chúng tôi định nghĩa
năng lực cốt lõi là một loạt các kỹ năng, công nghệ, quy trình và giá trị có
thể trở thành một bộ phận của công ty mà các công ty khác khó có thể làm
theo. Ví dụ khả năng của kênh truyền hình MTV trong việc thấu hiểu thị
hiếu của thế hệ Y, hoặc khả năng của Nike trong việc tạo ra một mối liên
kết tình cảm giữa người mua và các vận động viên. Như một bài tập hữu
ích, chúng tôi thường thể hiện năng lực như là “khả năng để… (làm một
việc đặc biệt tốt).”
Quan trọng là công ty phải phân biệt được sự khác biệt giữa năng lực
cốt lõi và thế mạnh đơn thuần. Nhưng kể từ khi khái niệm năng lực cốt lõi
lần đầu được giới thiệu bởi Gary Hamel và C. K. Prahalad năm 1990, cụm
từ này dường như đã bị lãng quên. Nhiều nhà quản lý mà chúng tôi đã gặp
gỡ và trao đổi đã giải thích vì sao công ty của họ có năng lực cốt lõi trong
nghiên cứu thị trường (thường là khi chúng tôi nói chuyện với phó chủ tịch
phụ trách tiếp thị), hoặc về vận tải (nếu người được phỏng vấn là người