• Liệu mỗi sự hiểu biết có đại diện cho một quan điểm độc đáo được
hỗ trợ bởi những sự học hỏi đã được dẫn chứng bằng tài liệu (dữ liệu, quan
sát, phỏng vấn, nghiên cứu thứ cấp)?
• Liệu sự hiểu biết có thách thức truyền thống và không chỉ đơn thuần
là trình bày lại những điều hiển nhiên?
• Liệu từng sự hiểu biết có được trình bày rõ ràng (không có chỗ cho
những sự hiểu biết xung đột)?
• Liệu nhóm khám phá có một danh mục tài liệu về những sự hiểu biết
không? Ví dụ, nhóm “chính thống” và nhóm “gián đoạn” có những hiểu
biết xuyên suốt từng yếu tố của mô hình kinh doanh không? Liệu nhóm
“năng lực” có tập hợp được những hiểu biết mà về sau phản ánh những
năng lực tiềm tàng, cốt lõi, và có thể trở thành năng lực trong tương lai?
Liệu nhóm tìm hiểu “khách hàng” có những hiểu biết về toàn bộ trải
nghiệm của khách hàng hay những phân đoạn mục tiêu quan trọng?
• Liệu nhóm có bước ra khỏi khu vực an toàn để tạo ra sự hiểu biết
này, hay sự hiểu biết dựa trên việc “thuê ngoài” hoặc “học lại”?
Vào cuối giai đoạn khám phá, sau khi đã đưa ra sự lựa chọn cuối cùng
từ việc có thể là hàng trăm ứng viên tiềm năng, bốn nhóm của bạn phải có
khả năng trình bày với công ty một tập hợp về những hiểu biết chiến lược
mới có sức thuyết phục, có thể đóng vai trò nền tảng cho những đổi mới
kinh doanh đột phá. Chúng tôi muốn nói đến những phát hiện cuối cùng
được coi như là những sự hiểu biết khám phá. Thông thường chúng ở dưới
ba dạng:
1. Những sự hiểu biết mà trước đó chưa từng được biết – đó là, “những
thứ chúng ta chưa từng được biết trước đó.”
2. Những sự hiểu biết mà trước đó bị xem nhẹ − đó là “những hiểu biết
chúng ta đã thấy, nhưng không đếm xỉa đến hoặc không sử dụng nhiều bởi