đinh ba. Cho cả cậu nữa. Đã đi với bọn tôi, đi cho đến cùng. Ta sẽ rình bọn
chúng ở chỗ rào đổ. Diệt cho kỳ hết, cho đến mống cuối cùng. Triệt tận gốc
cái giống ma quỷ ấy...
Hai chúng tôi cùng trở về lâu đài Rừng Tùng Đầm Lầy và được báo cho
biết là tiểu thư Janốpxkaia có khách. Ông Garabuôcđa đang ở chỗ nàng.
Những ngày gần đây, Nađêia lánh mặt tôi. Mỗi khi bắt gặp nhau, nàng
thường nhìn lảng đi nơi khác, đôi mắt u tối như mặt nước hồ mùa thu, buồn
rười rượi.
Vì vậy tôi phái mụ quản gia lên mời nàng xuống phòng dưới, nơi Rưgôrơ
đang gườm gườm đứng nhìn Tượng thánh Juri – trông anh chàng cường
tráng cao lớn chẳng kém gì pho tượng. Khi Janốpxkaia bước va ò, Rưgôrơ
vội giấu đôi chân xuống gầm ghế bành, ngượng nghịu vì trót in dấu bùn bê
bết khắp sàn. Tuy nhiên, giọng nói khi anh hỏi Nađêia, vẫn cục cằn như
thường ngày, chỉ đâu đó sâu kín tận đáy lòng thoáng có gì rung động.
– Này tiểu thư, chúng tôi đã tìm ra Quốc vương Xtác. Hắn chính là
Vôrôna. Tiểu thư cho mượn vài khẩu súng. Ngày mai bọn tôi sẽ kết liễu
chúng.
– Nhân tiện, - tôi xen vào, - tôi đã lầm khi hỏi tiểu thư có biết người nào
mang cái họ bắt đầu là “Likôl” hay không. Bây giờ tôi xin phép hỏi lại: tiểu
thư có biết ai mang biệt hiệu là “Likôl” không? Vẻn vẹn hai tiếng “Likôl”
thôi? Đó là một tên nguy hiểm nhất trong đảng cướp, thậm chí rất có thể
hắn chính là đầu sỏ.
– Không! – Nađêia bỗng kêu lên, hai tay ôm lấy ngực, mắt mở to, đờ ra
hãi hùng. – Không! Không!
– Hắn là ai vậy? – Rưgôrơ cau có hỏi.
– Xin các bạn hãy thương tôi! Không thể như thế được. Ông hiền hậu,
chân thành là như vậy. Ông từng bế Xvetilôvich và tôi trong lòng. Ngày ấy,
chúng tôi còn quá bé thơi, không đánh vần nổi tên ông, nói ngọng thành ra
cái biệt hiệu ấy, sau này chỉ dùng để gọi ông giữa người thân thích. Rất ít
người biết biệt hiệu ấy.