– Hắn là ai vậy? – Rưgôrơ tàn nhẫn lặp lại câu hỏi, hầu như chỉ khẽ
nhếch hai hàm cứng như đá.
Nađêia òa khóc. Nàng khóc nấc lên như một đứa trẻ. Cuối cùng, qua
tiếng thổn thức, nàng thốt lên:
– Pan Likôl... Pan Rưgôrơ Đubôtôpkơ.
Tôi như bị đâm trúng giữa tim, đứng ngây ra.
– Vô lý! Tiểu thư nói gì vậy? Một người tốt bụng như vậy! Và cái chính,
ông được lợi lộc gì cơ chứ? Ông có là người thừa kế đâu!
Nhưng ký ức đã thầm nhắc tôi lời một trang hai tên vô lại đứng dưới gốc
cây “Chuộng các đồ cổ”. Và thậm chí cả những mẩu từ bí ẩn... “ân... tiết...”
trong lá thư gửi Xvetilôvich cũng lập tức biết hành câu nói cửa miệng của
Đubôtôpkơ: “Ôi chư vị thánh nhân tuẫn tiết, điều gì đang xảy ra trên trái
đất thế này?!”
Tôi dụi mắt, cố xua tan nỗi bàng hoàng.
Một phỏng đoán vụt lóe lên trong đầu tôi.
– Tôi xin tiểu thư Nađêia chờ cho một lát. Cả anh Rưgôrơ nữa. Tôi lên
gặp pa Garabuôcđa. Sau đó, tôi cần phải xem xét giấy tờ của Bécman.
– Vâng, - Nađêia rầu rĩ đáp. – Người ta đã chôn ông ấy rồi.
Tôi chạy lên tầng trê. Trong đầu, cùng một lúc nảy ra hai hướng suy
nghĩ: một là Đubôtôpkơ có thể cấu kết với Bécman (vậy tại sao lão giết anh
ta?) hai là Garabuôcđa cũng lệ thuộc gì đó vào Đubôtôpkơ.
Khi tôi giật tung cửa, một người đàn ông đã luống tuổi rời ghế bành
đứng dậy. Ông ta ngạc nhiên nhìn gương mặt quyết liệt của tôi.
– Xin lỗi pan Garabuôcđa, - tôi thốt lên cộc lốc như ném một viên đá
xuống vực thẳm, - tôi buộc lòng phải đặt một câu hỏi về mối quan hệ của
ngài với pan Đubôtôpkơ: vì lý do gì ngài lại cho phép ông ta thao túng ngài
đến như vậy?
Trông lão như một kẻ trộm bị bắt quả tang. Cái trán thấp bè bè đỏ lựng,
cặp mắt láo liên. Nhưng có lẽ nhìn vẻ mặt tôi, lão hiểu ra là đùa cợt với tôi