trắng như thể có người rắc đầy bột mỳ ra đấy: kiệt tác vô song ấy đang bị
mọt hủy hoại. Trên kia nữa, sát dưới trần, một cây đèn chùm, cũng đẹp kỳ
lạ, song những chùm tua rua cũng đã rơi rụng hơn quá nửa.
Tưởng như rằng không có ai trú ngụ nơi đây nếu không có những thanh
củi đang cháy rừng rực trong cái lò sưởi to tướng và không có ánh lửa chập
chờn đang lung linh mờ ảo khắp gian phòng.
Gần như ngay chính giữa gian tiền sảnh tráng lệ ấy, một bậc thang cẩm
thạch thênh thang dẫn lên tầng hai. Trên này, tất cả hầu như lặp lại tầng
một: cũng một gian phòng cao rộng, thậm chí cũng lại một lò sưởi y hệt
đang cháy rừng rực, chỉ khác một điều là tường gỗ đen (có lẽ là gỗ sồi) xen
lẫn với những mảng giấy bồi màu ca phê. Trên những mảng tường bọc giấy
bồi ấy treo từng hàng chân dung lắp khung gỗ nặng nề. Với lại, cạnh lò
sưởi có kê một chiếc bàn con và hai ghế bành. Bà lão giật tay áo nói:
– Giờ, già đưa pan về phòng dành riêng cho ngài. Ngay cạnh đây thôi,
theo cái hành lang này. Sau đó có lẽ ngài sẽ dùng bữa tối chứ ạ?
Tôi không từ chối vì cả ngày hôm ấy chưa ăn uống gì.
– Vậy xin ngài chờ cho một lat...
Có đến mười phút sau, bà lão mới quay lại, tươi cười, cởi mở nói với tôi:
– Thưa quý pan dân quê thường đi nằm sớm. Nhưng trong nhà chúng tôi
đây không quen ngủ sớm, nên thường đi nằm muộn. Với lại bà chủ chúng
tôi không ưa tiếp khách. Không hiểu sao hôm nay bỗng dưng bà lại đồng ý
để quý pan vào nhà, lại còn cho mời sự bữa tối nữa (vậy xin pan bỏ quá cho
già này). Chắc hẳn quý pan đáng được tín nhiệm hơn cả trong số người đến
với chúng tôi ba năm gần đây.
– Sao thế? – Tôi ngạc nhiên – Vậy ra cụ không phải chủ nhân của tòa
nhà này à?
– Già là quản gia - bà lão trịnh trọng tuyên bố. - Là quản gia trong một
nhà cao quý nhất trong những nhà cao quý, trong một gia đình cao thượng,
xin quý pan thương nhân nhớ cho điều đó.
Cặp mắt bà lão quắc lên giận dữ: