một chiếc – chiếc đặt trước mặt nữ chủ nhân – hơi bị sứt).
Những tin nắng cuối cùng và cũng là duy nhất trong ngày hôm ấy lọt qua
cửa sổ, rọi vào hai chiếc cốc thủy tin làm rực lên những tia lửa sặc sỡ muôn
màu.
Chắc hẳn nhận ra sự chăm chú của tôi nên nữ chủ nhân giải thích:
– Đây là những thứ cuối cùng trong số ba bộ đồ bày biện bàn tiệc lưu
truyền lại từ cụ tổ dòng họ chúng tôi là cụ Rôman Git-Janôpxki. Vậy mà
vẫn có một truyền thuyết thật vô lý cho rằng đây là tặng vật mà ...Quốc
vương Xtác ban cho Người.
Hôm nay nàng có vẻ linh hoạt hơn, thậm chí trông không đến nỗi xấu
như tôi tưởng, có lẽ vai trò nữ chủ tiếp khách khiến nàng hứng thú.
Chúng tôi nâng cốc, rồi vừa ăn vừa nói chuyện. Rượu màu đỏ như thạch
lựu rất ngon. Tôi thấy vui, luôn pha trò khiến Nađêia phải bật cười và đôi
má nàng hơi ửng hồng - một sắc hồng yếu ớt
– Tại sao tiểu thư lại thêm vào quý tính của cụ tổ nhà cái biệt hiệu “Git”
ạ?
– Chuyện cũ lắm rồi thưa ngài - nàng bỗng sa sầm nét mặt đáp – Nghe
đâu hình như xảy ra trong một cuộc săn thì phải. Quốc vương hơi nặng tai,
nên không nghe thấy tiếng chân một con bò rừng đang lao vòa ngài từ phía
sau lưng. Chỉ có mình cụ tổ chúng tôi là Rôman Janôpxki trông thấy mối
hiểm họa ấy và hét lên “Git” – theo tiếng địa phương đây có nghĩa là “Cẩn
thận kìa!”. Quốc vương quay phắt lại, nhưng khi nhảy tránh sang bên lại bị
ngã. Cụ Rôman liều mạng nổ súng mặc dù có thể đạn sẽ trúng quốc vương.
Viên đạn đã găm vào mắt con bò rừng, quật nó ngã lăn ngay cạnh quốc
vương. Sau vụ ấy, trên gia huy dòng họ chúng tôi thêm hình cây hỏa mai,
và họ thì thêm biệt hiệu “Git”
– Thời ấy quả có những trường hợp như vậy - tôi xác nhận. – Xin lỗi tiểu
thư là trong vấn đề phả học này, tôi quả dốt đặc. Theo tôi hình như dòng họ
Janôpxki bắt đầu tình từ thế kỷ mười hai có phải không ạ?