làm kiệt sức lãnh tụ. Ông chỉ đến lễ đài đúng giờ. Ông rất lo lắng vào đêm
hôm trước ngày lễ và thường mất ngủ, đôi khi ông không ngủ được đến
sáng. Nhưng quần chúng nhân dân hăng hái làm ông sôi nổi lên, nhưng
không ai trong ngày ấy nhận ra sự mệt mỏi và cáu bẳn của ông. Thật ra đôi
khi trong ngày lễ ông bị cảm sốt và viêm phế quản. Về sau bệnh viêm phế
quản dẫn đến khó thở.
Mao không thể mặc quần áo được. Nhưng để tham dự lễ, người ta phải
mặc quần áo cho ông. Ông không thích những ngày lễ trịnh trọng, đến nỗi
sau này thậm chí từ chối khỏi chức vụ Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung
Hoa. Ông cũng bỏ cả các buổi tiếp mệt nhọc và các cuộc gặp chính thức.
Đầu những năm 60 Mao chỉ tham dự ngày quốc khánh cộng hoà nhân dân
Trung, nhưng chỉ 5 năm một lần. Ông giải thích điều này bề ngoài như là do
vấn đề tiền bạc. Dù vậy trong những năm cuối Cách mạng văn hoá, lúc cao
trào đấu tranh giành quyền lực, Mao xuất hiện trên quảng trường Thiên An
Môn tám lần cả thảy. Ông chào mừng Hồng vệ binh từ khắp các ngõ ngách
Trung Quốc, và thổi vào họ những luồng kích thích mới. Đương nhiên, phí
tổn cho cuộc biểu dương thích thú này lấy vượt quá tiền chi cho buổi lễ
chính thức. Nhưng để giải quyết vấn đề quyền lực, Mao không ngần ngại
chi phí này.
Sau âm mưu bất thành, Lâm Bưu bay sang Liên Xô tháng 9 năm 1971,
Mao cũng thôi tham dự các buổi lễ chính thức.
Tuy nhiên ngày 1-5-1955 Mao vẫn còn đang hưng thịnh, còn tôi hoan hỉ
bên cạnh ông và sự xót ruột do chi phí tiệc tùng dường như tan biến. Tôi
đợi đến cuối buổi lễ để quay về xum họp gia đình. Nhưng điều này xảy ra.
Tôi ngạc nhiên biết rằng Mao rất thích khiêu vũ một cách điên cuồng. Sau
cách mạng các buổi khiêu vũ được coi là định kiến tư sản, các vũ trường bị
đóng cửa. Tuy nhiên đằng sau bức tường Trung Nam Hải, Mao hàng tuần
đều bố trí khiêu vũ. Thường nhảy ở chỗ rộng rãi gian Liên Xuân, phía bắc
tư dinh Mao. Ngay tối hôm ấy, sau khi pháo hoa, Mao quyết định khiêu vũ
và tôi, bác sĩ riêng phải ở lại với ông.