Tôi cùng Mao vào phòng to. Tức khắc vây quanh Mao là những cô gái
trẻ của nhóm khiêu vũ của bộ phận bảo vệ Mao. Họ tán tỉnh ông và mời ông
nhảy. Ban kèn hơi chơi những bài nhạc nhảy điệu foxtrot, van-xơ và tăng
gô, còn Mao làn lượt nhảy với hết cô này đến cô khác. Ông nhảy không
đẹp, nhưng ăn nhịp tuyệt đẹp và nhảy khá tao nhã. Sau mỗi lần nhảy, ông
kịp đổi bạn nhảy chỉ bằng vài câu. Những người còn lại cũng theo gương
Mao vào nhảy. Giang Thanh chiều ấy không có mặt. Đêm hôm trước bà bay
đi Hàng Châu. Tuy nhiên chiều ấy có mặt Chu Đức và Lưu Thiếu Kỳ.
Trong gian chỉ có một vài chiếc bàn. Các nhà lãnh đạo ngồi ở đó. Hàng
trăm người phục vụ và ca sĩ của ban nhạc ngồi ở ghế đặt quanh tường
phòng nhảy. Đàn ông ít hơn phụ nữ, vì thế một cô gái xinh đẹp mời tôi
nhảy.
Dần dần người ta thay các điệu nhạc phương tây bằng nhạc kinh kịch
Trung Quốc. Lúc ấy dưới con mắt người nước ngoài thì các màn nhảy này
có vẻ gượng gạo, thô thiển, thậm chí còn không đứng đắn. Bản thân nhạc
Trung Quốc người phương tây không thể hiểu được, chỉ toàn những tiếng
kèn nghe chói tai, người ta lại giải thích là do chưa hoàn thiện, khác hẳn với
nhạc phương đông mà người phương tây quen nghe. Tôi ngạc nhiên là buổi
chiều đó lại vang lên bản nhạc, trong đó kể về tình yêu của một cô gái điếm
với chàng sinh viên trẻ. Tôi còn ngạc nhiên hơn nữa là tại thời điểm này
Mao ra khỏi phòng và mô tả vở nhạc kịch bằng kiểu nhảy phương tây.
Khuya rồi, tôi cho là là nhiệm vụ của tôi đã xong. Tôi gặp Lý Ẩm Kiều
nói là tôi phải về nhà, nhưng anh ta nói:
- Đồng chí cần ở lại. Chủ tịch, tất nhiên, đang vui nhảy, nhưng ông vẫn
quan sát tất cả chúng ta đấy. Nếu bây giờ đồng chí đi khỏi phòng, thì Mao
đánh giá điều này như là thiếu tôn trọng ông. Phía đồng chí, là sự bỏ đi,
phía tôi là sự cho phép đồng chí đi.
Tôi ngạc nhiên:
- Nhưng thế này là thế nào? Chúng ta hình như không làm điều gì đáng
trách cả.