Năm 1953, bộ y tế và Văn phòng chính của lực lượng an ninh đã ra tay
với những bệnh tật mơ hồ của bà. Họ cử bác sĩ Hứa Đạo đến làm bác sĩ
riêng cho bà. Ông nguyên là bác sỹ riêng của Mao trước đây, nhưng vì
Giang Thanh luôn đau ốm, nên là Mao để cho bác sỹ Hứa Đạo chăm sóc vợ
ông.
Giang Thanh đã đẩy cuộc đời của bác sỹ Hứa xuống địa ngục. Trong
chiến dịch chống bọn phản cách mạng năm 1954, bà đã công kích ông, và
về sau bà vẫn tiếp tục cái trò đê tiện đó của bà. Tại Quảng Châu, ông đã trở
thành nạn nhân của những lời vu khống cay độc. Lần này ông bị phê phán
là đã giở trò bỉ ổi với một cô y tá của Giang Thanh.
Cô y tá vốn mắc chứng thiếu máu, luôn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt.
Vì vậy, ngay sau khi đến Quảng Châu ít lâu, cô đã yêu cầu bác sỹ Hứa
khám cho cô. Bác sỹ Hứa khám cho cô trong tiền sảnh của nhà khách, nơi
cô ở. Bỗng nhiên, một vệ sỹ – một gã nông dân vô học, rất nghi ngờ về mặt
đạo đức – xộc vào phòng. Gã vốn mù tịt về y tế, thế là gã đã vu cho bác sỹ
Hứa tội quấy rối tình dục.
Là chỉ huy toán vệ sỹ, Uông Đông Hưng phải lưu tâm đến vụ này. Ông
chứng minh được là Hứa Đạo vô tội, vì một người là bác sỹ ông đã biết từ
lâu, và người kia là gã vệ sĩ ông cũng không lạ gì về sự thất học và tư cách
thô lỗ của hắn.
Tôi cũng rất bất bình về sự chỉ trích này. Đơn giản là không đời nào bác
sỹ Hứa lại hành động như vậy. Ông là người rất thận trọng, có thể hơi
bướng bỉnh một chút, nhưng ông có nguyên tắc về đạo đức. Ngoài ra, người
ta đã gán cho ông có liên hệ với nhóm chống đảng, và chắc chắn ông không
đến nỗi khờ khạo quên mất tương lai của mình. Trong khi điều tra, tôi đã
biện hộ cho bác sỹ Hứa bằng cách đưa ra bằng chứng rằng sự liêm khiết và
sự thành công trong nghề của ông là một tấm gương mẫu mực. Chúng ta
không có quyền buộc tội ông với lời tố cáo hoàn toàn vô lý.
Cuối cùng, cả Mao cũng can thiệp bảo vệ danh dự cho bác sỹ. Bác sỹ
Hứa được giải tỏa khỏi những nghi ngờ và gã vệ sỹ kia bị sa thải. Có lẽ, đây