ông muốn bơi ở con sông Tương như thuở thiếu thời. Chúng tôi đáp một
chuyến tàu dặc biệt.
Tiết trời ở Trường Sa nóng khủng khiếp, nhiệt độ tới 40 độ C. Sau hôm
chúng tôi tới nơi, Mao đã bơi lần đầu.
Sông Tương đang mùa lũ, có nơi sông rộng tới 180 mét. Nhóm của Mao,
cả thảy có khoảng 50 chục người, bơi gần đến dãy phố chạy song song với
nó. Bỗng nhiên ở đâu nhóm có tiếng kêu thất thanh. Một vài người nói: Đưa
đồng chí ấy vào bệnh viện. Lý Tương, trưởng phòng an công an Hồ Nam bị
rắn nước cắn.
Mao vẫn bình thản như không cố chuyện gì xảy ra, nhưng vòng người
khoảng từ 25 đến 30 nhân viên an ninh bơi quanh ông khép lại La Thụy
Khanh hoảng hết hỏi tôi: Đồng chí có thuốc chống rắn cắn không? Tôi trấn
an ông để ông khỏi lo ngại cho Lý Tương và đừng trông chờ tôi giúp đỡ
những quan chức bị thương. Tôi còn phải lo cho sức khỏe của Mao.
Mặc dù nước sông Tương chảy mạnh hơn sông Ngọc Trai, nhưng Mao
vẫn để cho người trôi xuôi dòng như ở Quảng Châu. Ông trôi đến một hòn
đảo nhỏ nằm giữa sông mà hồi còn trẻ ông thường đến thăm. Đảo đó gọi là
đảo Cam. Ngay khi ông vừa đặt chăn lên đảo, thì một chiếc tuần tiễu cũng
đã thả neo xong. Những người cần vụ mang đến cho Mao một chiếc áo tắm,
một dôi dép và một hộp thuốc lá. Còn chúng tôi đi chân đất và chỉ mặc độc
có chiếc quần bơi. Có một vài gia đình sống trên đảo. Những ngôi nhà của
họ đã đổ sập tới một nửa. Những cây cam mà người ta lấy tên loài cây này
đặt cho hòn đảo, thì chưa từng thấy ở bất cứ đâu. Mao châm một điếu thuốc
và đi lại phía một bà già ăn mặc rách rưới.
Mao hỏi: Cuộc sống ở đây ra sao? Rõ ràng là bà không hề biết trước mặt
bà là vị Chủ tịch đảng cộng sản Trung Quốc. Bà vẫn lúi húi làm việc và
không trả lời. Mao nhắc lại câu hỏi.
- Thế cả thôi mà – bà hững hờ trả lời và không thèm ngước lên.
Ngay lúc đó, một toán cư dân trên đảo tập trung xung quanh Mao và Mao
kể thời còn trẻ ông thường bơi đến hòn đảo này. Khi đó hòn đảo vẫn còn