trưởng phòng kế hoạch của khu vực thung lũng sông Dương Tử – ông Lâm
Nghị Sơn. Lúc đó tôi mới biết Mao có dự định cho xây một đập nước khổng
lồ chắn ngang sông Dương Tử. Khi được nghe ông Lâm trình bày và được
xem kế hoạch xây đập, điều làm cho tôi lo ngại là Lam Nghị Sơn chỉ là một
nhà cách mạng lão thành, chứ không phải là một nhà khoa học hay một kỹ
sư, trong khi đề án lại đề cập đến một công trình kỹ thuật là thay đổi toàn
bộ khu vực thung lũng sông Dương Tử. Các ngành đều đòi hỏi những kiến
thức khoa học chuyên sâu, nhưng kết quả thì vẫn chưa ai mường tượng
thấy. Tuy thế, Mao rất phấn chấn. Ông nói với tôi:
- Ba thung lũng sẽ biến mất và ở đó sẽ là một hồ chứa nước lớn.
Ông muốn nói tới đoạn sông Dương Tử nổi tiếng nhất với những tảng dá
dựng đứng, nước chảy rất xiết, tạo nên một quang cảnh đày thu hút vốn đã
được ngợi ca trong những bức tranh, trong những bài thơ từ hàng thế kỷ
nay. Buổi tối sau khi chúng tôi đến gặp Lâm, Mao đã sáng tác một bài thơ
để ca ngợi cuộc đi bơi, ca ngợi những con sông và sự can đảm của những
người đã quyết định thay đổi cả thế giớì.
Mấy khi uống nước Trường Sa
Mấy khi cá ngọt Vũ Xương la đà,
Mấy khi ngang dọc sông dài
Mấy khi nước Thục trời cao ngắm nhìn
Gió to sóng ca chẳng sờn
Chứ đâu vô dụng loanh quanh xó nhà
Đất trời lồng lộng chơi xa
Giữa dòng vang tiếng cao nhân phán truyền:
Cứ như thế, hãy tiếp đi!
Gió cuốn, cột buồm bay
Rùa, rắn quay trong nước
Dự định hơn mơ ước
Một cây cầu trong chuyến bay cũng làm nên hồi hộp,