dòng chữ: Cấm chó và người Trung Quốc làm tôi thấy nhục nhã và đau
lòng. Cũng như nhiều người, tôi cho rằng nỗi bất hạnh của đất nước Trung
Hoa xuất phát từ ảnh hưởng ngoại quốc hoặc là từ các thế lực đế quốc như –
sau này người ta thường nói.
Năm 1931, khi tôi tròn 11 tuổi, người Nhật chiếm Bắc Mãn Châu và lập
nên quốc gia bù nhìn Mãn Châu. Mẹ con chúng tôi bỏ Bắc Kinh và đi về
phương nam – đến Quý Châu, nơi tôi theo học trường trung học thuộc đại
học tổng hợp do phái bộ hướng đạo Mỹ thành lập. Tất cả các môn học đều
bằng tiếng Anh, đúng hơn là tiếng Anh kiểu Mỹ. Chương trình học có nhiều
bài phần giảng về kỷ luật tôn giáo. Tôi đã nghiên cứu tỷ mỷ lịch sử Mỹ.
Năm 1935, lúc 15 tuổi tôi đã được kết nạp vào tổ chức hướng đạo.
Trong thời gian rất ngắn tôi đã quan tâm đến tư tưởng cộng sản. Người
anh cùng cha khác mẹ của tôi học y khoa ở đại học tổng hợp Thượng Hải
và năm 1935 vào đảng cộng sản. Cái đó chẳng xứng với vị thế và giàu có
của anh tôi. Lòng yêu nước và thương dân nghèo đã thôi thúc anh tôi. Anh
tôi đến Quý Châu thăm chúng tôi vào ngày nghỉ và luôn khẳng định cho tôi
về sự tàn bạo và bóc lột công nhân của chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ cho tôi
rằng chỉ có những người cộng sản mới có thể xây dựng được một thế giới
không có nghèo đói và bình đẳng. Theo anh tôi, Quốc dân đảng làm tay sai
cho đế quốc và không có khả năng đấu tranh với xâm lược Nhật ở Mãn
Châu, chỉ có những người cộng sản mới có thể đánh đuổi bọn Nhật ra khỏi
đất nước Trung Quốc. Tôi nghe anh tôi và bắt đầu tin vào khả năng hồi sinh
lại đất nước Trung Hoa giàu có, văn minh và độc lập trên nguyên tắc các
bên cùng bình đẳng và cùng có lợi. Tôi bắt đầu chú trọng đọc những cuốn
sách mà anh tôi đưa cho: Lịch sử kế hoạch 5 năm của Liên Xô Thép đã tôi
thế đấy của Nicolai Oxtovxky và cả sách của nhà văn Pháp Henry Barbus
về vai trò xuất sắc của Stalin trong việc chuẩn bị và thực hiên cách mạng
tháng 10 vĩ đại ở Nga. Anh vạch cho tôi thấy chỉ có ý tưởng cộng sản mới
cứu được Trung Quốc và và các lãnh tụ cộng sản xuất sắc như Chu Đức và
Mao Trạch Đông mới dẫn dắt đất nước đến kinh tế và tinh thần xán lạn. Số
phận Trung Quốc trong tay họ. Chúng tôi và anh gọi họ là Chu Mao, dường