nghèo. Trong hiệu thuốc người nghèo có thể nhận thuốc không mất tiền.
Không những người dân Lưu Linh Chương mà còn cả Bắc Kinh biết cụ. Tôi
lớn lên trong gia đình, nơi người ta cho rằng người nghèo chịu đựng đau
khổ và cần từ thiện.
Tuy nhiên do sự giàu có của chúng tôi đã tạo ra bức tường vô hình ngăn
cách với các gia đình nghèo. Mẹ tôi không cho phép tôi chới với trẻ con gia
đình nghèo, trong thời ấy có nhiều ở Bắc Kinh. Từ thuở thơ ấu, gia đình
khuyên tôi cần tiếp tục truyền thống gia đình và trở thành bác sĩ. Tôi cho
rằng tôi được sinh trong gia đình lựa chọn và tự hào về tổ tiên.
Chú tôi, em út của bố tôi, cũng trở thành bác sĩ và cũng cứu giúp người
nghèo. Khi tỉnh Hồ Nam có bệnh thương hàn, chú tôi tự nguyện đến đó để
cứu họ và chính ông cũng bị lây bệnh và chết khi chưa tròn 30 tuổi. Vợ goá
của chú tôi và hai con trai cùng sống trong ngôi nhà chúng tôi, tôi coi họ
như anh trai mình. Tôi còn có người anh, con người vợ trước của bố tôi.
Anh cũng coi họ như anh em ruột của mình. Bố tôi cưới mẹ tôi sau cái chết
của bà vợ đầu.
Bố tôi đã phá vỡ gia phong. Năm 1920 ông sang Pháp thực tập. Lúc ấy
tôi mới ra đời. Tôi biết mặt bố mãi 7 năm sau. Qua thư từ, chúng tôi biết
trong số sinh viên của nhóm bố tôi có Chu Ân Lai, người mà ông đánh bạn.
Tình bạn của họ giữ được đến tận khi bố tôi mất, dù rằng Chu Ân Lai trở
thành lãnh tụ cộng sản, còn bố tôi thuộc về những người quốc gia thân
Quốc dân đảng, và có chức vụ cao trong chính phủ Tưởng Giới Thạch.
Việc bố tôi quay về nước gây ra một bê bối. Ông mang theo một bà vợ
người Pháp và bà cũng sống trong ngôi nhà chúng tôi. Mẹ tôi là một phụ nữ
Trung Quốc điển hình, xuất thân từ tầng lớp dân thường. Trên vai mẹ tôi là
cả gánh nặng gia đình, kinh tế nuôi dậy con cái nhưng bà biết cách cư xử
với họ hàng và người thân như bao phụ nữ chung thuỷ, đảm đang. Theo tục
lệ Trung Quốc việc đàn ông giàu có nhiều vợ là tương đối phổ biến. Nhưng
gia phong của chúng tôi thì không chấp nhận việc xuất hiện bà vợ hai của
bố mà họ cho rằng đó là sự nhục nhã cho gia đình.