- Nếu các đồng chí không nói gì, có thể đi – Diêu Văn Nguyên nói – Về
quyết định của Bộ chính trị các đồng chí sẽ được thông báo.
Lúc ấy là hai giờ đêm.
Chúng tôi quay lại bể bơi. Không ai trong chúng tôi có thể. Vương Thế
run rảy trong sự sợ hãi. Ông đã 64 tuổi già hơn tôi hai chục tuổi và ông
cũng đã sống cam chịu nhiều năm bị theo dõi. Ông là đảng viên Quốc Dân
đảng và người đứng đầu bệnh viện Bắc Kinh đến năm 1949; khi bắt đầu
Cách mạng văn hoá, người ta đánh đập ông nhiều và tống ông đi cải tạo ở
nông thôn. Trong thời gian ba năm ở đó người ta bắt Vương Thế làm việc
nặng nhọc. Ông sợ rằng người ta lại bắt ông.
Tôi cố gắng động viên ông già.
- Tất cả những gì mà chúng ta đã làm cho Mao, chúng ta đã làm với sự
đồng ý của ông ấy.
Mao ốm nặng, nhưng không chết. Ông bảo đảm cho chúng tôi. Và điều
chính là hành động của chúng tôi chưa bao giờ làm hại ông cả, chúng tôi
nói chung không có mục đính như thế.
Nhưng tôi cũng lo lắng. Không điều trị Mao sẽ luôn luôn yếu đi. Ông cần
chúng tôi, còn chúng tôi – lại cần sự che chở của ông. Tôi lo sợ cái điều mà
Bộ chính trị có thể làm. Liệu Bộ chính trị có phải là một cơ quan đúng đắn
và vô tư hay không.
Lúc 4 giờ, người ta gọi chúng tôi vào phòng Hoài Nhân. Lần này chúng
tôi mang theo điện tâm đồ của Mao. Tất cả các bác sĩ, nhìn vào nó, đều có
thể hiểu rằng Chủ tịch đâu tim nặng, rằng ông không đủ máu nuôi cơ thể.
Trong lúc chúng tôi chờ đợi, hai ủy viên Bộ chính trị – nguyên soái Diệp
Kiếm Anh và phó chủ tịch Lý Tường Nhân lại chỗ chúng tôi. Diệp luôn
luôn là con người lịch sự với tôi và gọi tôi khác đi Chúng tôi Lý, vì rằng tôi
danh chính ngôn thuận đứng đầu bệnh viện số 305.
- Bộ chính trị trao cho tôi nhiệm vụ nói chuyện với các đồng chí về sức
khỏe của Chủ tịch – ông nói – Bình tĩnh đã. Hãy nói cho rõ rằng, trạng thái
của ông ta như thế nào và các đồng chí thấy vấn đề gì.