chống Nhật bản. Là một người lãnh đạo tự tin và có kinh nghiệm, Hoa
Quốc Phong tỏ ra là một con người khiêm tốn và nhân hậu. Uông Đông
Hưng tỏ ra hài lòng về sự lựa chọn của Mao. Và Uông cũng đoán trước
rằng Hoa Quốc Phong sẽ nhanh chóng trở thành mục tiêu mới Giang Thanh
và những người ủng hộ bà.
Nhưng ông đã lầm. Thay vì điều này người ta tăng ta tăng sức ép lên
Đặng Tiểu Bình. Đầu tháng ba trong đảng lan truyền một văn bản ghi lại
cuộc nói chuyện giữa Mao và người cháu, trong đó người cháu phản ứng
kịch liệt về Đặng Tiểu Bình.
Tôi có cảm tình với Đặng. Ông là nhà điều hành sắc sảo, có năng lực, có
lẽ, là người duy nhất đưa đất nước tới giàu có khi không có mặt Mao và
Chu Ân Lai.
Những người trong dân chúng xem Mao phê bình là không đúng. Người
ta nhắc lại rằng Chu Ân Lai không được xót thương đúng mức. Ngày 4
tháng 4 cần phải tổ chức một cuộc mít tinh tưởng niệm người đã khuất. Bắt
đầu từ giữa tháng ba, người dân Bắc Kinh tụ tập ở tượng đài những người
anh hùng trên quảng trường Thiên An Môn và đeo băng tang tưởng nhớ
Chu. Phong trào phát sinh một cách kín đáo, đám đông tăng dần lên từng
ngày. Đất nước chưa thấy sự biểu lộ tình cảm bởi nhân dân từ khi những
người cộng sản vào năm 1949 giành được quyền lực.
Tôi gắn bó với phong trào và cảm nhận lòng dũng cảm của người Bắc
Kinh. Tất cả chúng tôi hiểu rằng những người biểu tình muốn bày tỏ một
cái gì đó lớn hơn đối với đám tang của Chu. Bằng điều này, mọi người biểu
thị sự khó chịu đối với Giang Thanh và phe cánh cực đoan của bà và bày tỏ
sự ủng hộ Đặng Tiểu Bình. Tôi cũng muốn đến quảng trường, nhưng Uông
Đông Hưng và Trương Diêu Tự khuyên tôi tránh xa việc này ra. ở đó chắc
chắn sẽ có nhiều mật vụ, và sẽ xuất hiện ảnh tôi trong phiếu theo dõi của
họ, còn lâu mới được giải oan. Thậm chí nếu tôi muốn đi đến đó theo công
việc, cũng cần phù hiệu đặc biệt trên xe hơi.
Cuối tháng ba, tôi dù vậy vẫn đến quảng trường, đầu vẫn nghĩ việc đến
bệnh viện, tham khảo bác sĩ về sức khỏe Mao. Quảng trường đã đầy kín