ĐỜI TƯ MAO TRẠCH ĐÔNG - Trang 79

(món ăn mà Mao thích), thịt cừu xào với tỏi tây và một đĩa rau. Trong khi
đó các món ăn thường được đảo qua dầu nóng được dưới thêm xì dầu và rắc
thêm muối.

Vào giữa những năm 1950, hầu hết mọi người đều phải chịu dựng một

cuộc sống nghèo khó, thực phẩm thiếu thốn và dầu ăn trở thành một món ăn
xa xỉ. Nhưng tôi lại quen ăn những món nhúng dầu. Vì vậy tôi đã phải cắn
răng nhịn.

- Đồng chí không ăn à? – Mao có vẻ trách tôi – Món cá ngon lắm, thịt

lợn cũng thế.

- Tôi không đói lắm – tôi cáo từ.
Mãi sau này tôi mới quen với khẩu vị của ông.

- Đây là bữa sáng và bữa trưa của tôi – ông nói – Mỗi ngày tôi ăn hai bữa

là đủ. Hình như bây giờ chưa phải là giờ ăn của đồng chí?

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện. Ông muốn biết tôi có luôn quan tâm đến

triết học không.

- Khi còn là sinh viên, chưa bao giờ tôi đọc những cuốn sách giáo khoa

về nghề y của tôi kỹ lưỡng như tôi mong muốn – tôi đáp – Tôi không có
thời gian để đọc những cuốn sách khác. Từ khi trở thành bác sĩ, tôi hoàn
toàn dành thời gian cứu bệnh nhân. Vì vậy, đến nay tôi không có điều kiện
để đọc sách về triết học. Nhưng tôi cũng đã đọc hai bài của Chủ tịch: Bàn
về thực tiễn và Bàn về mâu thuẫn.

Thực ra, tôi rất thích hai bài này. Mao viết rất hay, dung dị và chính xác.

Bài Bàn về thực tiễn đã cho tôi thấy, sự hiểu biết đúng đắn chỉ có thể có
được từ hành động hơn là từ những lý thuyết suông. Đó là một bài học bổ
ích đối với một bác sĩ phẫu thuật tương lai. Bài Bàn về mâu thuẫn đã giải
thích cho tôi, rằng người ta cần phải tìm hiểu bản chất của vấn đề thay vì
tập trung vào hiện tượng bên ngoài của nó.

Mao cười.
- Trong cuộc kháng Nhật (1937-1945) tôi đã đề nghị đưa môn triết học

vào Trường đại học chống Nhật ở Diên An. Lúc đó tôi nghĩ, tôi còn đúc kết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.