được chỉ dạy. Một thiền sinh nếu có thể giảm thiểu ngã mạn và tự ái thì
chắc chắn là người đó sẽ tiến bộ và sẽ không có gì đủ sức mạnh để trì
kéo tâm người đó xuống. Tâm sẽ được yên tĩnh và trống không –thoát
khỏi bất cứ sự bám víu nào vào “tôi” hay “cái của tôi”. Đó là cách tâm
phát triển để trở nên trống không.
Nếu chúng ta là người cởi mở và chân thật, chúng ta sẽ thấy cánh
cửa nơi ta có thể buông bỏ khổ đau và uế nhiễm ngay khi chúng ta chân
thật với bản thân, ngay khi chúng ta tỉnh giác. Chúng ta không cần phải
đi giải thích Pháp cao siêu với bất cứ ai. Tất cả những gì chúng ta cần là
sự chân thật với bản thân ở mức độ bình thường về khổ đau và những lỗi
lầm trong hành động, để chúng ta có thể dừng chúng lại, để chúng ta phát
triển một cảm nhận của lòng hối hận, một cảm giác xấu hổ. Điều đó còn
tốt hơn là ta nói về những Pháp cao siêu, nhưng rồi thì cứ bất cần, dễ
duôi và không biết xấu hổ.
Khi thực sự quán chiếu, chúng ta sẽ thấy tất cả những sự phóng dật
của tâm. Dầu rằng chúng ta có hiểu biết về giáo lý của Đức Phật và có
thể giảng giải chúng đúng đi nữa, thì tâm và trí chúng ta vẫn có thể
phóng dật. Thật ra những người biết nhiều về Pháp và thường khoe
khoang về sự hiểu biết của họ, có thể còn phóng dật, vô tâm hơn những
người chỉ biết chút ít Phật Pháp. Những người chưa từng đọc sách Phật
thường có khuynh hướng chú tâm hơn vì họ khiêm cung hơn và biết rằng
họ cần phải quán niệm ngay nơi tâm mình. Trong khi những người đã
đọc nhiều sách hay đã nghe nhiều bài Pháp thường tỏ ra dễ duôi. Do đó
họ trở nên lơ là và bất kính đối với Phật Pháp.
Chúng ta cần phải biết làm thế nào để sử dụng tâm chánh niệm tỉnh
giác của mình để luôn nhìn vào nội tâm, vì không có ai khác có thể biết
hay nhìn thấy những điều này cho chúng ta. Chúng ta phải tự mình biết
lấy.
Khi sự vật yếu ớt, lỏng lẻo, thì chúng chảy đi. Khi sự vật cứng rắn,
chúng không chảy. Khi tâm yếu đuối, thiếu sức mạnh, thì nó luôn sẵn
sàng để chảy đi như nước. Nhưng khi tâm đầy chánh niệm tỉnh giác, khi
nó vững chãi và chân chính trong nỗ lực của mình, nó có thể kháng cự
dòng chảy của uế nhiễm.
Khi chúng ta mới bắt đầu hành thiền, thì cũng giống như chúng ta
đang bắt khỉ để xích nó lại một chỗ. Lúc đầu khi mới bị cột xuống, khỉ sẽ
vùng vẫy với tất cả sức lực để chạy thoát. Tương tự, khi tâm mới bắt đầu
bị cột vào đối tượng thiền quán, thì nó không thích điều đó. Nó sẽ vùng
vẫy nhiều hơn bình thường, khiến ta cảm thấy mỏi mệt và chán nản. Vì
thế ở giai đoạn bắt đầu chúng ta chỉ cần sử dụng sự kham nhẫn của mình