ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 158

trước hết chúng ta phải rèn luyện hơi thở. Không cần phải vội vã để đạt
được những kết quả tốt hơn. Hãy luyện tâm để nó ở trong vòng kiềm chế
của chánh niệm liên tục, suốt ngày đêm – đến điểm mà tâm không còn để
sự chú ý của nó bị gián đoạn. Càng lúc nó càng trụ lâu hơn trên hơi thở,
chú tâm vào cái biết hơi thở liên tục và rồi mọi thứ khác sẽ tự động dừng
lại: suy tư dừng lại, nói năng dừng lại. Bất cứ công việc gì chúng ta phải
làm, chúng ta vẫn làm, đồng thời chúng ta vẫn để tâm vào hơi thở trong
từng giây phút. Nếu có bất cứ sự gián đoạn nào, chúng ta sẽ lại trở về với
cái biết hơi thở một lần nữa. Chúng ta không cần phải suy nghĩ về bất cứ
điều gì khác. Hãy theo dõi hơi thở khi chúng ta ý thức đến trạng thái tâm
bình thường.

Khi tâm có thể duy trì vị thế của nó trong trạng thái bình thường,

chúng ta có thể quán sát hơi thở và nhận ra rằng nó cũng bình thường.
Khi mức độ bình thường của chúng cân bằng, chúng ta chú tâm vào cái
biết rằng hơi thở đơn giản chỉ là một hiện tượng tự nhiên – là yếu tố gió.
Thân là tổng hợp của bốn yếu tố: đất, nước, gió, và lửa. Ở đây chúng ta
chú tâm vào yếu tố gió. Yếu tố gió là một hiện tượng tự nhiên không
phải là “ta” hay “của ta”. Lúc đó, tâm bình thường, không suy tư hay
vọng tưởng bất cứ điều gì, không bị điều gì khuấy động lên. Lúc đó, nó
cũng là một hiện tượng tự nhiên, đơn giản và thuần khiết. Nếu tâm
không dính dáng đến bất cứ điều gì khác, nếu nó không bị thiêu đốt bởi
các uế nhiễm, thì nó có thể duy trì sự tĩnh lặng, quân bình.

Khi chúng ta duy trì được sự chú tâm vào hơi thở trong mọi tư thế,

đó là một phương tiện để ngăn cản tâm không chạy đuổi theo vọng tưởng
và việc đặt tên chúng. Chúng ta phải có ý muốn luyện tâm trụ vào hơi
thở trong mọi tư thế: đó là cách giúp chúng ta hiểu tâm giống như thế
nào khi nó có được hơi thở chánh niệm như là nơi nương trú của nó.

Trụ vào hơi thở giúp tâm trở nên bình lặng hơn bất cứ phương pháp

nào khác mà nó cũng không đòi hỏi sức lực. Chúng ta chỉ cần thở một
cách bình thường. Nếu chúng ta để hơi thở vào ra mạnh mẽ, nó sẽ giúp
cho năng lực của hơi thở và sự lưu thông của máu đi khắp thân. Nếu
chúng ta thở thật sâu để các cơ bụng thư giãn, thì nó sẽ giúp tránh bị táo
bón.

Khi chúng ta rèn luyện hơi thở, đó là một họat động của cả thân và

tâm, và với cách đó mọi thứ sẽ được lắng dịu một cách tự nhiên, dễ dàng
hơn là khi chúng ta cố gắng để lắng đọng mọi thứ bằng sức lực hay căng
thẳng. Chúng ta có đe dọa tâm đến thế nào, nó cũng sẽ không đầu hàng.
Nó sẽ chạy tứ tán. Vì thế ta nên luyện tâm ở mức độ tự nhiên –vì suy cho
cùng, hơi thở cũng là một yếu tố, một khía cạnh của thiên nhiên. Dầu
chúng ta có ý thức về điều đó hay không, hơi thở vẫn ở cùng với thiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.