ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 157

để chống lại khuynh hướng muốn bỏ ngang nhằm chạy đuổi theo những
đối tượng khác của tâm. Với thời gian, tâm sẽ dần dần được kiềm chế.

Chúng ta muốn tâm yên tĩnh nhưng nó không yên. Vậy thì chúng ta

phải làm gì, chúng ta phải chú tâm vào điều gì, biết điều gì, để nhìn thấy
sự phát khởi và hoại diệt của các tâm hành? Hãy cố gắng quán sát kỹ
càng, chắc chắn là tự bản thân chúng ta sẽ hiểu, vì ở đây không có điều
gì là bí mật hay bị che giấu. Nó là một cái gì đó mà chỉ có ta mới có thể
nhìn thấy những nguyên tắc cơ bản của nó.

Chúng ta có thể làm gì để cho tâm không phóng theo các định kiến

hay vọng tưởng của nó? Chúng ta phải đặt sự chú tâm vào một đối tượng
nào đó, vì nếu tâm không trụ vào một đối tượng nào đó, thì nó sẽ lang
thang để tìm hiểu những thứ khác, những vấn đề khác. Đó là lý do tại sao
chúng ta thực hành đặt sự chú tâm vào thân, hay vào hơi thở, đem hơi
thở làm cái trụ để cột con khỉ tâm của mình vào đó. Nói cách khác,
chúng ta dùng chánh niệm để giữ tâm trụ vào hơi thở. Đó là bước đầu
tiên trong pháp hành này.

Rèn luyện để tâm trụ vào hơi thở là điều chúng ta phải liên tục thực

hành với mỗi hơi thở vào ra, trong mọi tư thế - ngồi, đứng, đi hay nằm.
Bất cứ chúng ta đang làm gì, hãy chú tâm vào hơi thở. Nếu muốn, có thể
chúng ta không cần chú tâm vào bất cứ thứ gì khác ngoài sự cảm nhận về
hơi thở, không cần phải xác định là nó dài hay ngắn. Chỉ cần thở bình
thường. Đừng gò ép hơi thở, nín giữ hơi thở hay ngồi với thân quá căng.
Ngồi thẳng và hướng về phía trước một cách thoải mái. Nếu sắp quay
sang trái, hãy chắc rằng chúng ta vẫn chú tâm vào hơi thở khi chúng ta
quay. Nếu chúng ta quay qua phải, cũng chú trọng vào hơi thở khi quay
người.

Chúng ta muốn giữ tư thế nào là tùy mình, nhưng phải luôn chú tâm

vào hơi thở. Nếu sự chú tâm bị gián đoạn, hãy đem nó trở về với hơi thở.
Bất cứ chúng ta đang làm gì trong lúc này, hãy quán sát hơi thở với mỗi
hơi thở vào, ra thì chúng ta sẽ phát triển chánh niệm tỉnh giác –sự tự ý
thức về thân- đồng thời chúng ta cũng ý thức đến hơi thở.

Khi đi, chúng ta không cần phải chú ý đến những bước chân. Hãy

chú tâm vào hơi thở và để bàn chân tự bước tới. Hãy để mỗi bộ phận của
thân vận hành theo nhịp độ riêng của nó. Chúng ta chỉ cần chú tâm vào
hơi thở mà vẫn ý thức được toàn thân.

Dầu mắt đang nhìn thấy sắc hay tai đang lắng nghe âm thanh, hãy

vẫn chú tâm vào hơi thở. Khi chúng ta nhìn một quang cảnh, hãy chắc
chắn rằng cái biết về hơi thở nằm dưới cái nhìn đó. Khi chúng ta lắng
nghe một âm thânh, hãy chắc chắn rằng cái biết về hơi thở tiềm tàng
trong cái nghe. Hơi thở là phương tiện để làm cho tâm tĩnh lặng, vì thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.