Có nhiều điều chúng ta cần biết trong việc rèn luyện tâm và chúng
ta phải làm đúng theo như thế. Về phương diện thân, chúng ta phải thay
đổi tư thế làm sao cho nó cân bằng và vừa đúng để tâm có thể ở mức
bình thường, để nó có thể ở một mức độ tĩnh lặng hay trống không tự
nhiên một cách liên tục.
Tập thể dục cũng cần thiết. Ngay chính các vị du già thực hành
nhiếp tâm cao cũng phải vận động cơ thể bằng cách co kéo, uốn lượn nó
trong nhiều tư thế khác nhau. Chúng ta không cần phải cực đoan như họ,
nhưng chúng ta có thể tập vừa đủ để tâm có thể duy trì được sự tĩnh lặng
của nó một cách tự nhiên, trong một cung cách mà nó có thể quán sát
những hiện tượng tâm sinh lý và coi chúng như vô ngã, vô thường và
khổ.
Nếu chúng ta o ép tâm quá nhiều, nó sẽ chết giống như chú chim bị
nắm quá chặt. Nói cách khác, nó sẽ trở nên đờ đẫn, vô cảm và sẽ chỉ
đông cứng trong sự tĩnh lặng mà không có sự quán chiếu để xem vô
thường, khổ và vô ngã là như thế nào.
Sự tu tập của chúng ta là để tâm đủ tĩnh lặng để có thể quán chiếu
về vô thường, khổ và vô ngã. Đó là mục đích của việc tu tập, quán chiếu
của ta và nó giúp cho sự tu tập trở nên dễ dàng. Còn về việc thay đổi thế
ngồi hay vận động, tập thể dục, chúng ta làm những việc này với tâm
buông xả.
Khi chúng ta tu tập ở nơi hoàn toàn vắng vẻ, chúng ta cần phải vận
động thân thể. Nếu chúng ta chỉ ngồi và nằm, sự luân chuyển của máu và
năng lượng hơi thở sẽ trở nên bất bình thường.
Điều thứ tư trong phần hướng dẫn để giữ hơi thở trong tâm bắt đầu
với việc theo dõi sự vô thường của từng hơi thở ra-vào. Duy trì sự tỉnh
giác này lâu là điều khó vì thường chúng ta không duy trì sự tỉnh giác
của chúng ta với mỗi hơi thở vào-ra. Khi sự vật (các pháp) trở nên trống
vắng, chúng ta chỉ để tâm trở nên yên tĩnh, mà không chánh niệm hay
quán chiếu, vì thế mọi thứ đều trôi qua hay trở thành mờ nhạt. Hoặc là
một vọng tưởng nào đó khởi lên nên ta không thể trụ trên tâm trống rỗng.
Vì thế khi một pháp bất thiện khởi lên, hãy chặn nó lại bằng cách
chú tâm vào hơi thở. Dùng hơi thở để phá tan nó. Dầu pháp đó mong
manh hay mạnh mẽ, hãy quay về với hơi thở là điều ta phải làm trước
tiên để bảo vệ bản thân. Chúng ta càng thực hành điều này thường xuyên
bao nhiêu, thì nó càng trở nên là một thói quen bình thường – và nó sẽ
càng trở nên hữu ích.
Chỉ trụ vào hơi thở có thể giúp ta tránh được bao vọng tưởng – nói
cách khác, nó có thể giữ tâm không tạo tác các tư tưởng bất thiện. Bằng
cách đó, các tham ái đối với cảnh sắc, âm thanh, mùi hương, vị và sự xúc