chạm không thể thành hình. Khi ý thức bất cứ điều gì đang khởi lên
trong tâm, hãy nhanh chóng trụ vào hơi thở, thì dầu đó là gì, nó cũng lập
tức dừng lại và tan rã.
Khi tâm rất tĩnh lặng và vi tế, nếu chúng ta không duy trì sự chú tâm
thì sự tỉnh giác của chúng ta có thể suy yếu hay trở nên lạc hướng. Vì thế
chúng ta phải luôn giữ tâm chánh niệm. Thở sâu và mạnh là một cách để
thức tỉnh tâm. Đừng để nó trở nên tĩnh lặng trong sự thiếu chú tâm.
Chúng ta phải tập trung vào việc thấy được trạng thái trống rỗng
trong nội tâm, là đặc tính cơ bản của tâm. Nếu chúng ta có thể làm được
điều đó, thì không cần phải tu tập chi nhiều. Chỉ cần giữ tâm dưới sự
kiểm soát của chánh niệm và hơi thở. Nói cách khác, cứ liên tục theo dõi
tâm, biết tâm. Ngay nếu như có cần tư duy để giúp ta trong cái biết của
mình, thì cũng làm cho nó ngắn gọn. Đừng để nó kéo dài ra. Bất cứ sự
hồi tưởng hay quán chiếu gì cũng cần ngắn thôi. Đừng để nó kéo dài ra.
Nếu kéo dài ra, nó sẽ làm ta xao lãng.
Hãy dùng hơi thở như là một phương tiện để chấm dứt điều đó. Khi
sự suy tưởng của chúng ta bắt đầu trở nên dông dài, hãy dừng nó lại. Hãy
giữ cho nó càng ngắn càng tốt. Hãy giữ cho sự tỉnh giác của chúng ta
càng tĩnh lặng, rõ ràng và trong sáng càng tốt, và hãy nhìn ra rằng nó
không có bất cứ bản ngã nào.
Khi tâm duy trì được bản thể của nó trong trạng thái bình thường thì
giống như một mảnh vải hay tờ giấy trắng. Chúng ta phải tiếp tục tập
trung vào việc quán sát tâm để xem khi có bất cứ sự xúc chạm giác quan
nào, tâm sẽ phản ứng như thế nào, nó sẽ đặt tên cho những thứ đó là
“tốt”, “xấu” hay “có ngã” như thế nào. Đây là điều chúng ta cần phải rèn
luyện để quán sát ở mức độ vi tế.
Một khi tâm đã tĩnh lặng và trống rỗng thì sự tỉnh giác của chúng ta
trở nên sắc bén hơn. “Sắc bén” ở đây có nghĩa là nó thực sự nhìn thấy sự
việc vì cái nhìn của nó tập trung, nên nó thấy rất rõ ràng. Nếu chúng ta
nhìn vật gì đó mà không thật sự thấy rõ ràng, đừng đi tìm kiếm ở chỗ
khác. Cứ tiếp tục nhìn ngay nơi đó cho đến khi chúng ta biết.
Cái biết này biết điều gì? Nó biết sự sinh, sự trụ và sự hoại diệt. Và
nó không chấp thủ. Để biết bằng cách này chúng ta phải rõ ràng về sự
hình thành của các tâm hành, dù tốt hay xấu hay trung tính (không tốt
không xấu).
Nếu chúng ta chưa có khả năng quán sát tâm, thì hãy quán sát thân
để xem nó kết hợp bởi bốn yếu tố : đất, nước, gió và lửa, như thế nào.
Chúng ta cứ phải ăn và tiêu hóa, bỏ vào và loại ra các chất. Ngay chỉ
những vấn đề của thân – của cái xác biết đi này - cũng đã là một gánh
nặng. Khi trời nóng, ta phải tắm rửa nó; khi trời lạnh, ta phải đắp chăn