cho nó; khi nó bệnh, phải cho uống thuốc; khi nó đói, phải cho ăn.
Chúng ta phải trông coi chăm sóc nó đúng cách, nếu không nó sẽ gây ra
đủ thứ phiền não.
Người ta cho rằng tâm là chủ, và thân chỉ là đầy tớ. Nhưng nếu ái
dục trở thành là chủ của tâm, thì thân sẽ có đến hai người chủ. Hãy thử
tưởng tượng điều đó sẽ tạo ra biết bao xung đột! Tâm sẽ khốn đốn và
thân cũng thế.
Thân xác này tự nó đã rất khổ sở, phiền não. Nếu ta chấp vào nó thì
sẽ càng làm cho nó khổ sở, phiền não hơn. Vì thế hãy quán niệm về thân
cho cẩn thận. Hãy thấy đó chỉ là cái khổcủa các duyên hợp, của các uẫn,
nhưng cái khổ đó không thuộc về ai - và không có uế nhiễm nào có thể
thiêu đốt tâm ta.
Hãy buông bỏ sự bám víu vào những điều phù phiếm, với những tốt,
xấu của quá khứ. Hãy gom góp chúng lại và vứt chúng đi. Hãy để tâm
không còn chất chứa. Và một khi tâm đã không còn chất chứa, thì đừng
đi thu nhặt những thứ khác để lấp vào. Thí dụ, ngay lúc này, tâm chúng
ta đang trống rỗng. Hãy nhìn vào đó để xem các pháp đã thành hình, phát
khởi như thế nào; hãy xem chúng hủy diệt như thế nào. Hãy nhìn vào
bản chất thực sự ngay đó. Nhìn vào bản chất thực sự để xem tâm đón
nhận đối tượng của nó như thế nào, hoặc nó đón nhận sự tiếp xúc như thế
nào. Nếu chúng ta nhìn đúng như sự thật, chúng ta sẽ thấy rằng tất cả
những thứ đó đều trống rỗng. Không có gì thật hay thường hằng về
chúng cả. Chỉ cần nhìn mà không đánh giá. Khi mắt nhìn thấy sắc, hay
tai nghe âm thanh, hãy xem những thứ này chỉ như là các hiện tượng tự
nhiên. Đối với tâm, hãy để nó đứng yên, tách khỏi bất cứ khuynh hướng
muốn tham gia vào việc đánh giá sự vật tốt, xấu nào. Nhờ thế lòng tham
ái sẽ không khởi lên để quấy rối tâm.
Hãy tự hỏi bản thân: Nếu chúng ta chấp vào những thứ này và đau
khổ sẽ theo sau, thì chúng ta được gì từ đó? Chúng ta sẽ thấy rằng mình
không được gì cả. Tất cả đều trống không. Cái mà chúng ta được là sự
khổ đau khiến tâm phải bấn loạn. Vì thế bất cứ chúng ta quán sát điều gì,
hãy thấy cho rốt ráo tính vô thường của nó, từ bên ngoài vào bên trong.
Chỉ như thế cũng đủ để giúp chúng ta không bám víu vào bất cứ điều gì.
Khi ý thức về các xúc chạm giác quan, chúng ta không muốn dừng
việc quán sát lại chỉ ở chỗ mắt thấy sắc hay tai nghe âm thanh. Chúng ta
phải nhìn sâu hơn vào cái nhãn thức đã ghi nhận sắc. Sau đó chú tâm vào
cảm giác do thấy sắc tạo ra, xem nó thay đổi như thế nào, nó hoại diệt,
tan rã như thế nào.
Nếu biết cách nhìn đúng, chúng ta có thể thấy sự biến đổi trong các
hiện tượng vật lý và tâm lý của tất cả mọi thứ. Các sắc pháp chúng ta có