ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 164

bị rối rắm, không bị các vọng tưởng hay các tâm hành nào kích động.
Hãy để tâm dừng lại, trở nên yên tĩnh, chỉ đơn giản bằng cách để cho nó
tự biết mình trong từng giây phút.

Để kiềm chế tâm không phát khởi các cảm thọ do xúc chạm giác

quan, hãy dừng lại trong địa phận của nó. Nói cách khác, chỉ cần biết khi
ta quán tâm, điều ấy sẽ giúp cho các cảm thọ qua đi một cách tự nhiên
ngay trong hiện tại. Đó là lý do tại sao người vô tâm, không phát triển sự
kiềm chế qua chánh niệm, dễ dàng bị khuất phục trước quyền lực của uế
nhiễm.

Kiềm chế bằng chánh niệm là bước khởi đầu. Chúng ta duy trì sự

kiềm chế bằng tâm chánh niệm. Khi tâm chánh niệm trở nên liên tục đến
mức độ nó trở thành cái biết rõ ràng, thì đó được gọi là kiềm chế bằng trí
tuệ. Hãy cố gắng duy trì trạng thái của sự hiểu biết rõ ràng trong nội tâm.

Kiềm chế các căn là với mục đích thấy được các chuyển động của

tâm – để nhận biết cảm giác của sự tiếp xúc ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và
ý, chuyển thành các cảm thọ như thế nào.

Việc học pháp của chúng ta phải là việc học từ bên trong, không

phải chỉ là việc học của văn tự hay thuyết ngôn. Nó phải là việc học của
tâm đơn giản và thuần khiết để nó có thể biết dáng vẻ và đặc tính của bản
thân trong khi vẫn duy trì sự quân bình hay tự giữ mình trong sự trống
rỗng, một thứ trống rỗng không bám víu vào bất cứ gì.

Giả như, khi tâm sôi động, chúng ta bám víu vào ý nghĩ rằng, “Tâm

tôi đang sôi động” -hay nếu khi tâm trống rỗng, chúng ta bám víu vào ý
nghĩ rằng, “Tâm tôi đang trống rỗng” – hãy thấy rằng cả hai đều giống
nhau, vì vấn đề là khi chấp vào điều gì, thì chúng ta cũng khổ. Vì thế dầu
sự vật chuyển đổi như thế nào, nếu chúng ta biết đúng chân lý của Đức
Phật về sabbe dhamma anatta- vạn pháp đều vô ngã- thì chúng ta mới có
thể buông xả.

Hãy dừng lại để quán sát, dừng lại để biết chính tâm mình, thì tốt

hơn là lang thang đi tìm hiểu sự vật ở bên ngoài, vì khi chúng ta dừng lại
để quán sát, để biết, chúng ta sẽ tự nhìn thấy vô thường, khổ và vô ngã
mà không cần nói lên điều đó. Đây sẽ là cái biết hoàn toàn im lặng và
tịch tĩnh bên trong. Loại trí tuệ mà phải dùng ngôn từ “vô thường”,
“khổ” và “vô ngã” là cái biết giả tạo, không phải chân thực. Cái biết chân
chánh nhìn thấy sự biến đổi xảy ra trong từng sát na, ngay trước mắt
chúng ta, ngay tại đây và ngay bây giờ. Chúng ta thực sự nhìn thấy sự
vật phát khởi và hoại diệt như thế nào. Và nó luôn ở đó để chúng ta có
thể nhìn thấy ngay bây giờ. Điều đó không có gì khó cả. Vì thế nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.