ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 165

chúng ta biết làm thế nào để dừng lại quán sát, dừng lại để biết chính tâm
mình, chúng ta sẽ trở nên quen thuộc, sẽ biết Pháp đúng cách.

Nếu quán sát đúng, nhìn thấu đáo, chúng ta sẽ thấy sự sinh, trụ và

hoại diệt biến đổi như thế nào trong từng sát na. Chúng ta sẽ thấy khổ
tiềm ẩn trong sự chuyển đổi như thế nào. Nhưng chúng ta phải biết nhìn
thấu đáo, nhìn một cách sâu sắc. Chứ không phải chỉ cứ tự nhủ rằng vạn
pháp đều vô thường, khổ và vô ngã.

Chúng ta phải thực sự quán sát để có thể nhìn thấy sự biến đổi, vô

thường thực sự là khổ. Chúng ta không cần phải nói nó là “khổ” trong
tâm mình, nhưng chúng ta phải thấy chân lý này rõ ràng trong chính cái
khổ. Một khi chúng ta đã thấy vô thường là khổ, chúng ta sẽ thấy vô ngã
cũng tiềm ẩn ngay nơi đó.

Nếu chúng ta chú tâm vào việc loại bỏ cái này, cái kia hay cái nọ, là

chúng ta đã rơi vào cái bẫy của vô thường.

Khi chúng ta quán sát vô thường, hay sự phát khởi và biến diệt, với

tâm chánh niệm và tỉnh giác thực sự, thì chúng ta sẽ có cảm giác mất
hứng thú, nhàm chán, thờ ơ. Nếu chúng ta biết điều đó, nhưng thản
nhiên, bất cần, thì không thể gọi là biết. Chúng ta chỉ tự lừa dối rằng
mình biết trong khi chúng ta thực sự không biết. Cái biết chân chánh,
sáng tỏ, rõ ràng trong tâm, hoàn toàn khác biệt – không phải cái biết lơ là
mà người ta thường coi là ảo giác.

Nếu thực sự biết, thì chúng ta phải có cảm giác nhàm chán, cảm

giác thôi thúc phải loại bỏ mọi thứ ra ngoài, trả mọi thứ về chỗ cũ, một
cảm giác thôi thúc trong việc nhìn thấy sự vật không đáng bám víu như
thế nào. Đó là loại hiểu biết mà chúng ta cần phát triển. Nếu chúng ta
chưa phát triển được sự hiểu biết này, chúng ta cần liên tục quán chiếu sự
vật, dầu là chúng ta đang đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, đi vệ sinh hay bất
cứ thứ gì. Chúng ta cần phải quán chiếu sâu sắc những điều này càng
nhiều càng tốt. Khi chúng ta có thể làm được như thế, chúng ta sẽ vào
được Pháp. Nếu tâm vẫn còn xao lãng, xa vắng, nếu nó vẫn còn quan tâm
đến điều này, việc nọ, thứ kia, thì nó sẽ thụt lùi ngày càng nhiều cho đến
khi nó trở thành nô lệ của ái dục và uế nhiễm như trước kia.

Bài kinh tụng để quán chiếu về bốn nhu cầu là rất hữu ích. Chúng ta

phải luôn huân tập để không bị quá đà trong việc thỏa mãn những nhu
cầu này. Chánh niệm phát khởi từ sự quán chiếu này sẽ đầy trí tuệ sáng
suốt. Ở đâu có chánh niệm, ở đó có tỉnh thức và tự giác – cũng giống như
trí tuệ sáng suốt.

Mọi khía cạnh của sự tu tập là nhằm giúp chúng ta bằng lòng với cái

mình có, để giúp tâm bớt vướng bận. Một khi chúng ta đã nhìn thấy giá
trị của những sự thực hành này, chúng ta phải tập luyện từ bỏ lòng ham

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.