muốn. Nếu chúng ta chỉ biết chạy theo ham muốn của mình, thì khi được
cái mình muốn thì chúng ta vui vẻ, hạnh phúc. Bằng không, thì chúng ta
sẽ nổi sân, và phiền não. Vì thế hãy quán chiếu về lòng ái dục để thấy nó
là khổ – để thấy nó vừa là khổ, vừa là nguyên nhân gây ra khổ như thế
nào.
Rèn luyện tâm là một việc vi tế. Ngay cả khi sự hiểu biết đã phát
sinh, nếu chúng ta tự nghĩ rằng cái biết đó chắc chắn đúng, thì chúng ta
đã thất bại. Dầu sự hiểu biết đó là gì, nếu nó chưa thật vững, thì nó là cái
biết giả tạo, lừa lọc, không phải cái biết tuyệt đối.
Khi chúng ta chấp vào cái biết của mình, cho nó là đúng, thì đó là
cơ hội để tà kiến phát sinh ngay thời điểm đó. Vì thế chúng ta phải tiếp
tục dừng lại, quán sát, và truy nguyên cho đến khi chúng ta thấy cái biết
của mình đã chuyển thành cái không biết như thế nào. Đó là vì chánh
kiến và tà kiến, tự chúng đã hòa quyện vào nhau. Trái lại, cái biết đích
thực không có gì ngoại trừ sự hiểu biết chân chánh. Chúng ta phải tìm ra
góc cạnh mà từ đó chúng ta có thể nhìn thấy sự hiểu biết sai lầm, tà kiến
sẽ phát khởi như thế nào.
Khi ngã mạn và lòng cao ngạo phát sinh, chúng ta phải khiến chúng
quay ngược lại, quán sát chúng để thấy rằng không có “tự ngã” ở trong
chúng –và trong trường hợp đó, ta được gì khi ba hoa tự đại? Thực sự
ngã ở đâu? Khi quán chiếu về điều đó, chúng ta sẽ không biết trả lời làm
sao. Chính điều đó sẽ giúp chúng ta bỏ thói khoe khoang.
Khi chúng ta tìm ra được nguyên nhân phát khởi cái “tôi biết, tôi
đúng, tôi thật tốt”, thì đó là tiếng nói làm cho chúng ta khó sống trên đời.
Nếu chúng ta làm khó các tiếng nói khác trong tâm, thì chúng ta đã lạc
đường, vì tất cả chỉ là các tùy tùng của tâm.
Tiếng nói cho rằng đó là tốt, là đúng: Hãy mổ xẻ ngay tiếng nói đó.
Chúng ta không cần đến bất cứ tiếng nói nào khác. Hãy khiến tiếng nói
đó quay ngược trở vào và đào sâu nguồn gốc của nó.
Nếu chúng ta không biết làm thế nào để nhận ra lỗi của mình, là
chúng ta không biết hành Pháp. Chú tâm vào lỗi của mình là đi ngược lại
với dòng chảy. Nguyên tắc căn bản trong quán niệm là chúng ta không
thể đặt mình lên trên Pháp. Pháp phải là trên tất cả.
Càng có nhiều hiểu biết, chúng ta càng trở nên khiêm cung: đó là
bản chất của Pháp. Ai có nói rằng chúng ta ngu si, hãy để họ nói, nhưng
chúng ta phải chắc chắn rằng trong tâm chúng ta tràn đầy Pháp. Duy trì
Pháp trong tâm bằng bất cứ mọi giá, giống như người ta cẩn thận gìn giữ
một thư phòng trong đó chứa đựng các bản kinh. Hãy chú tâm đến việc
tập hợp Pháp lại một điểm, giữ tâm ở vị thế thích hợp, mà không bám
víu vào bất cứ điều gì. Còn như chúng ta phải bảo vệ tâm như thế nào, và