tâm đòi hỏi chúng ta phải chăm sóc, gìn giữ nó như thế nào, thì đó là
những điều chúng ta phải tự khám phá.
Chánh kiến và chánh niệm xem mọi thứ là Pháp (Dhamma). Nói
cách khác, chúng nhìn tất cả mọi duyên hợp đều nằm trong tam tướng
(khổ, vô thường, vô ngã).
Chúng ta phải quán tưởng về bản chất đích thực của Pháp để khi
nhìn ra bên ngoài, ta thấy tất cả đều là Pháp, mà không cho chúng là tốt,
xấu. Hãy nhìn sao cho chúng ta không sa vào việc đánh giá. Hãy nhìn
mọi thứ như là tự nhiên theo đúng nhân duyên của nó. Hoặc nhìn mọi
thứ như là Pháp đơn thuần. Sau đó xét xem tâm có cảm thấy cởi mở, nhẹ
nhàng và trống rỗng không.
Pháp mà chúng ta học qua sách vở không phải bản chất đích thực
của Pháp. Để nhìn thấy được bản chất đích thực của Pháp, chúng ta phải
tước bỏ mọi ước lệ, chỉ còn lại sự đơn giản và thuần khiết, không có bất
cứ “hữu” hay “thủ” nào.
Sự quán niệm còn dùng đến tư duy là vẫn còn ở bên ngoài. Sự quán
niệm nội tâm phải là cái nhìn chăm chú, bất động và tịch tịnh. Đó là sự
quán niệm bao gồm cái nhìn thấu đáo, chứ không phải cái nhìn thoáng
qua.
Sự quán niệm của chúng ta phải trải qua nhiều mức độ, không phải
một. Mức độ đầu tiên là quán sát trên bình diện của tưởng và sự đặt tên.
Tiếp đến chúng ta quán sát tư tưởng. Rồi chúng ta quán sát sự tỉnh thức.
Nếu chúng ta quán sát sự đặt tên, thì hãy coi chúng đơn giản chỉ là
những tên gọi: hành động nhận biết, sự ý thức rằng chúng ta đã nhận biết
điều gì đó. Rồi thì cái tên gọi sẽ qua đi. Nếu chúng ta quán sát tư tưởng,
thấy tư tưởng phát khởi như thế nào, về điều gì, và rồi nó đã qua đi như
thế nào. Sau đó một tư tưởng khác lại khởi lên, rồi nó cũng qua đi. Đó là
mức độ thứ hai. Rồi chúng ta sẽ quán sát sự tỉnh thức, sự tỉnh thức của
tâm đơn thuần, một cảm giác phát khởi ngay nơi tâm. Hãy quán sát cảm
giác đó ngay ở tâm và xem nó qua đi như thế nào cũng bằng cách đó.
Chúng ta cần sử dụng chánh niệm tỉnh giác, giống như cái xuổng
hay đồ xúc rất sắc bén, để đào sâu vào bản ngã của mình. Sau đó chúng
ta có thể lật tung nó lên, quán sát nó ở mọi góc cạnh để có thể thấy chính
xác tự ngã của ta là ở đâu. Hãy cố gắng quán niệm về thân, thọ, tưởng,
hành và thức mà chúng ta bám víu vào quá chặt, để nhìn thấy chính xác
đâu là thường, lạc hay ngã.
Chúng ta chưa quán niệm về nhóm năm uẩn – là cái luôn thay đổi
ngay trước mắt ta – để có thể nhìn thấy chính xác các hiện tượng tự
nhiên của chúng khi chúng xuất hiện. Đó là lý do chúng ta thất bại trước
sự quyến rủ của bám víu, chấp chặt, làm phát khởi cảm giác của ngã