ĐƠN GIẢN VÀ THUẦN KHIẾT - Trang 172

Nếu chúng ta soi rọi nội tâm và nhìn thấu suốt, chúng ta sẽ thấy rằng

không có gì trên thế gian này có bất cứ giá trị gì, vì giá trị cao nhất nằm
trong tâm, trong cái thấy biết rõ ràng, sáng suốt và thuần khiết. Ngay nếu
như sự hiểu biết này chỉ là tạm bợ, điều đó cũng có nghĩa rằng sự tu hành
của chúng ta không phải là vô ích. Chúng ta có thể coi đó là chuẩn
mựcđể chúng ta tiếp tục tu hành cho tới khi chúng ta phá vỡ được mọi
khổ đau và uế nhiễm mà không để lại dấu vết gì.

Cảm giác nội tại của tâm sẽ tự hiển lộ theo nhịp độ riêng của nó. Nó

giống như một viên kim cương ẩn mình trong đá. Khi lớp đá được cắt bỏ
đi, thì viên kim cương sẽ hiện ra lấp lánh và chiếu sáng. Cũng thế, khi
tâm bị chôn vùi trong uế nhiễm, tham ái, và bám víu, nó hoàn toàn ở
trong bóng tối, hoàn toàn tối tâm. Không có ánh sáng hay sự chiếu sáng
nào đến nó cả. Nhưng khi những dụng cụ cắt sẻ của chúng ta – chánh
niệm tỉnh giác - phô bày các cạnh sắc bén, thì tâm tự nó sẽ tỏa sáng rực
rỡ.

Pháp Phật bao gồm nhiều chủ đề, nhưng tất cả đều tụ về tâm. Uế

nhiễm cũng là một loại pháp, giống như tuệ giác và năm uẩn. Tất cả mọi
thứ đều là pháp. Hiện tại, cái mà chúng ta cần là Pháp tối thượng, Pháp
không phải do tạo tác mà có. Chúng ta muốn biết nó giống như thế nào,
vị thế nó nằm ở đâu? Nó nằm ngay trong tâm. Cái tâm không tạo tác,
hoàn toàn trống rỗng: đó mới là Chân Pháp.

Khi quán tưởng về hiện tại – cách mà sự việc phát sinh, có mặt, và

qua đi - chúng ta phải tiếp tục quán sát cho đến khi chúng ta có thể nhìn
xuyên thấu tới cái không sinh, không diệt. Khi chúng ta hoàn toàn thấu
hiểu về sự sinh, trụ và hoại diệt, chúng ta sẽ giáp mặt với cái Không.

Cái Không đó không phải là sự trống không như khi chúng ta ngồi

và suy nghĩ, “Không có gì ở đó cả”. Dĩ nhiên là có gì ở đó. Mắt nhìn
thấy sắc, tai nghe tiếng động, vân vân. Nhưng chúng trống không chỉ vì
tâm không xen vào đó để đặt tên, để suy diễn điều gì, để bám víu vào
chúng, hoặc để thích hay không thích chúng. Chúng trống không vì tâm
đã được giải thoát khỏi sự bám víu, chỉ đơn thuần như thế.

Nếu chúng ta không biết làm sao để dẹp bỏ sự việc, làm sao để

buông xả, chúng ta sẽ bị dính mắc trong từng giai đoạn trên con đường
đạo. Nếu chúng ta chấp vào hương vị ngọt ngào của sự tĩnh lặng hay
trống không, thì đó là Niết Bàn trong mộng ảo.

Sự tu tập, rèn luyện đòi hỏi chúng ta phải trải qua nhiều thứ. Nếu

chúng ta đạt được một sự hiểu biết mới mẻ nào đó và chấp vào đó, thì nó
sẽ tạo ra chướng ngại trên đường chúng ta đi. Giống như trong một cuộc
hành trình. Nếu chúng ta khám phá được điều gì đó mới lạ khiến chúng
ta không muốn tiếp tục đi tới, vì chúng ta đã bằng lòng với cái vừa có, thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.