Không có gì có thể được tạo tác trong tâm khi nó được biết như thế đó.
Có nghĩa là,
Từ bên trong
Là cái biết không rối rắm
Tất cả mọi cái biết ở bên ngoài đều đáng vất bỏ đi.
Điều duy nhất mà chúng ta phải duy trì là trạng thái tâm bình
thường – thấy, biết, và có mặt ngay trong hiện tại. Nếu không được như
thế, nếu chúng ta không cố gắng kiểm soát tâm, thì khi có sự xúc chạm
giác quan tâm thức sẽ bị chi phối. Tâm sẽ phóng ra bên ngoài với các
phán đoán tốt, xấu, ưa, ghét. Vì thế phải chắc chắn rằng ta duy trì được
sự tỉnh thức cơ bản, ý thức ngay nơi tâm. Và đừng để sự phán đoán chen
vào. Bất cứ sự xúc chạm giác quan nào xảy ra, chúng ta phải ý thức về
nó ngay.
Nếu chúng ta có thể rèn luyện bản thân đúng theo phương pháp này,
tất cả sẽ dừng lại. Chúng ta sẽ không lạc đường do các căn của mắt, tai,
vân vân. Tâm sẽ dừng lại và quan sát, dừng lại và nhận biết ngay nơi sự
tỉnh thức, để biết sự thật là vạn pháp đều sinh diệt. Không có gì thực sự
có. Chỉ có tâm si mê của chúng ta bám víu, vẽ vời ra mọi thứ, để rồi đau
khổ – đau khổ vì vô minh, đau khổ vì không nhận biết ngũ uẩn – sắc,
thọ, tưởng, hành và thức – tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã.
Hãy sử dụng chánh niệm để quán mọi vật, và tâm sẽ thôi không dao
động, không chạy theo mọi trần cảnh. Nó sẽ có thể dừng lại và lắng
đọng. Lúc đó hãy khiến tâm biết theo cách đó, thấy theo cách đó một
cách liên tục – trong từng giây phút, với mỗi hành động. Thực tập quán
sát và biết tâm ngay nơi bản thể của nó: Điều này sẽ cắt đứt mọi phiền
não. Chúng ta không cần phải lo lắng vì chúng nữa.
Nếu thân bị đau, chỉ cần tiếp tục quan sát nó. Chỉ cần quan sát các
cảm thọ nơi thân, vì tâm tỉnh thức có thể quán sát bất cứ điều gì bên
trong hay bên ngoài nó. Hoặc nó có thể chỉ cần tự ý thức đến một mức
độ mà nó có thể buông bỏ mọi thứ bên ngoài, buông bỏ các xúc chạm
giác quan và duy trì sự quán sát không dừng trong tâm và chính tâm. Đó
là lúc chúng ta biết tâm sẽ như thế nào khi nó bình an: Không có gì có ý
nghĩa với nó. Đó là tâm rỗng không, không bám víu, không vướng mắc,
không lo lắng vì bất cứ điều gì.
Chúng ta cần phải cẩn thận với những chữ –“không bám víu”,
“không vướng mắc”, “không lo lắng” – vì chúng ám chỉ những điều rất
vi tế và sâu sắc. “Không vướng mắc” có nghĩa là không quan tâm đến
các xúc chạm giác quan, không bị chi phối bởi thân hay thọ. “Không lo
lắng” có nghĩa là không lo đến quá khứ, tương lai hay hiện tại. Chúng ta
phải quán chiếu những điều này, dầu chúng có tinh tế, cho đến khi ta